Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần ngủ bao nhiêu?

Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Thời gian giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ khác với giấc ngủ của trẻ mới biết đi. Cha mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc thật tốt giấc ngủ của trẻ.

1. Trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh ngủ thế nào là đủ?

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là vào những năm đầu đời. Giấc ngủ cũng quan trọng như thức ăn, nước uống. Ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ giúp sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngược lại, trẻ sơ sinh ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kém phát triển. Do đó, đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ.

Trẻ sơ sinh ngủ thế nào là đủ? Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Thời gian giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ khác với giấc ngủ của trẻ mới biết đi. Dưới đây là hướng dẫn chung về số giờ ngủ trung bình mỗi ngày trẻ cần đạt được. Khi đạt một mốc phát triển mới, số giờ ngủ của trẻ sẽ dao động khá nhiều, do đó mẹ hãy tìm hiểu để chăm sóc giấc ngủ của trẻ phù hợp.

1.1. Trẻ sơ sinh

  • Thời gian ngủ ban đêm: 8,5 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 8.5 giờ (trẻ sẽ ngủ rất nhiều giấc)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 17 giờ
hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Trẻ sơ sinh ngủ trung bình 17 giờ mỗi ngày và chia thành nhiều giấc

1.2. Trẻ 1 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 9 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 8 giờ (trẻ sẽ ngủ rất nhiều giấc)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 17 giờ

1.3. Trẻ 3 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 10 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 6 ( thường là 3 giấc ngủ ngắn)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 16 giờ

1.4. Trẻ 6 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 10 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 5 giờ ( gồm 2-3 giấc ngủ ngắn)
  • Tổng số thời gian ngủ trung bình: 15 giờ

1.5. Trẻ 9 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 3,5 giờ ( thường gồm 2 giấc ngủ ngắn)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 14,5 giờ

1.6. Trẻ 12 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 3 giờ (thường gồm 2 giấc ngủ ngắn)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 14 giờ
trẻ em từ 1-12  tháng tuổi phát triển như thế nào
Số giờ ngủ của trẻ sẽ dao động khá nhiều khi đạt một mốc phát triển mới

1.7. Trẻ 18 tháng tuổi

  • Thời gian ngủ ban đêm: 11 giờ
  • Thời gian ngủ ban ngày: 2,5 giờ ( trẻ thường chỉ ngủ một giấc vào buổi trưa)
  • Tổng thời gian ngủ trung bình: 13,5 giờ

2. Làm sao để trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc?

Để trẻ biết đi và trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc, mẹ nên tạo một thói quen ngủ tốt với một lịch ngủ phù hợp. Sau đây là một số biện pháp giúp cha mẹ tạo được một giấc ngủ ngon cho trẻ:

  • Mẹ chuẩn bị nơi ngủ của trẻ thật sạch sẽ, thoải mái. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh. Giữ không gian ngủ yên tĩnh, vặn đèn thật thấp, cố gắng duy trì điều này trong suốt thời gian ngủ của trẻ vì nếu trẻ thức dậy giữa đêm, trẻ cũng dễ ngủ lại.
  • Thiết lập thói quen ngủ bằng cách làm những việc giống nhau theo cùng một trật tự, duy trì đêm này qua đêm khác. Mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ để giúp trẻ thư giãn. Khi trẻ lên giường, mẹ có thể massage, đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ nghe nhạc,...Với cách làm này, trẻ sẽ mong đợi đến giờ đi ngủ để được làm điều mình thích, đồng thời dễ đi vào giấc ngủ.
  • Tạo cho trẻ thời gian đi ngủ và thức dậy gần như cố định mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ đồng hồ sinh học của trẻ tuân theo một lịch nhất quán.
Trẻ ngủ ngon
Mẹ nên tạo một thói quen ngủ tốt với một lịch ngủ phù hợp

Một điều quan trọng nữa là hãy đảm bảo đừng để trẻ quá đói hoặc quá no trước đi ngủ. Quá đói hoặc quá no có thể khiến trẻ khó ngủ, giấc ngủ không thoải mái hoặc trẻ có thể thức giấc quấy khóc giữa đêm vì đói.

Chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Trẻ không chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo được giấc ngủ khoa học để phát triển toàn diện.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

437 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan