Trẻ sơ sinh mút tay có gây hại gì không?

Mút tay là thói quen hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nhiều trẻ sơ sinh mút tay ở mọi lúc mọi, nơi. Trẻ mút tay để tìm được cảm giác bình yên khi không có mẹ bên cạnh, để tạo cảm giác gần gũi, ấm áp như vòng tay mẹ. Vậy trẻ sơ sinh mút tay có gây hại gì hay không?

1. Vì sao trẻ sơ sinh mút tay?

Ngậm mút tay là một sở thích bình thường của trẻ, mang lại cho trẻ cảm giác sảng khoái, đồng thời cũng là một trò chơi của trẻ. Trẻ sơ sinh mút tay là một cách thể hiện với bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ rằng bé đói và có nhu cầu bú sữa. Khi lớn hơn, trẻ có thói quen mút tay trong mọi tình huống như lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ, căng thẳng, ... Trẻ sơ sinh mút tay có thể được lý giải vì những nguyên nhân sau đây:

  • Trẻ sơ sinh mút tay khi đói, đây là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và cần được bú sữa. Điều này làm trẻ cảm thấy dễ chịu, có cảm giác gần gũi với mẹ và bầu sữa mẹ. Trẻ sơ sinh mút tay khi đói là một sự tiếp nối của phản xạ tự nhiên khi trẻ còn trong bụng mẹ.
  • Theo thời gian, thói quen mút tay của trẻ sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói, thậm chí là khi trẻ đã bỏ bú và lớn hơn. Hầu hết trẻ sẽ bỏ được thói quen mút tay khi được 1 – 2 tuổi, tuy nhiên có khoảng 15% trẻ vẫn tiếp tục mút tay cho đến 4 tuổi. Một số trẻ thích mút tay vào ban đêm, lúc bị căng thẳng tinh thần dù đã lớn, vì việc này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, kích thích sản xuất chất giảm đau nội sinh là endophin. Chất này giúp trẻ thư giãn, tạo cảm giác thích thú.

Phản xạ mút tay ở trẻ sơ sinh sẽ giảm sau 6 tháng đầu, có 70 – 90% trẻ thích mút ngón cái, nhưng hầu hết sẽ bỏ vào lúc 3 – 5 tuổi.

2. Trẻ sơ sinh mút tay có gây hại gì không?

Trẻ sơ sinh mút tay được xem là một phản xạ tự nhiên. Vậy việc để trẻ sơ sinh mút tay có tốt không?

Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn trẻ có thể an toàn khi mút tay. Thông thường, trẻ sơ sinh chỉ mút nhẹ tay trong thời gian ngắn nên không gây tổn thương đáng kể trên cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh mút tay chưa được vệ sinh sạch sẽ là nguồn gốc lây truyền các bệnh như tay chân miệng, các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, thủy đậu, bệnh cúm, ... Ngoài ra, khi trẻ ngậm ngón tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ sau khi bú. Nếu trẻ mút mạnh, liên tục, nhai, dùng lưỡi đẩy có thể gây ra tổn thương ở ngón tay như nứt da, lở loét, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào và gây viêm da mủ. Trẻ sơ sinh mút tay nhiều với thời gian dài có thể gây biến dạng xương ngón tay, làm ngón tay có hình dạng bất thường.

Ngoài ra, khi trẻ đã lớn hơn và vẫn giữ thói quen mút tay thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những trẻ 5 – 6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng, việc ngậm mút tay nhiều và mạnh có thể gây ra tổn thương ở răng và hàm như hàm bị hô, răng giữa hai hàm bị hở, móm, lệch khớp cắn, khó phát âm. Trường hợp nhẹ thì răng hai hàm sẽ trở về vị trí bình thường khi trẻ bỏ thói quen mút tay, trường hợp nặng đôi khi cần can thiệp bằng chỉnh nha.

Về khía cạnh tâm lý, mút tay là biểu hiện của sự xấu hổ, tự tin và bị bạn bè trêu chọc, gây mặc cảm khi trẻ đến trường.

3. Biện pháp giúp trẻ khỏi mút tay

Nếu trẻ sơ sinh mút tay thì mẹ cần cho trẻ bú đầy đủ để trẻ không bị đói và tránh việc tìm tay mút. Khi trẻ chỉ thỉnh thoảng mút tay, bố mẹ có hoặc người chăm sóc trẻ có thể làm trẻ phân tâm, kéo sự tập trung của trẻ vào các trò chơi khác, giúp trẻ dễ chịu hơn vào thời điểm sắp mút tay. Đồng thời, bố mẹ có thể dùng khăn xô giặt sạch để trẻ tự cầm nắm và mút hoặc băng kín, mang găng tay cho trẻ nhằm giảm hứng thú mút tay của trẻ.

Khi trẻ bước qua giai đoạn sơ sinh và lớn dần hơn, bố mẹ mới từ từ cai dần thói quen mút ngón tay của trẻ bằng cách:

  • Động viên, khích lệ trẻ những lúc không mút tay có thể có hiệu quả, thói quen mút tay sẽ giảm dần rồi tự hết.
  • Khi trẻ đang gặp khó khăn, căng thẳng như bị bệnh, đau sau tiêm chủng, bị dọa nạt, ... bố mẹ nên dành thời gian gần gũi để chăm sóc, đem lại sự ấm áp cho trẻ, giúp trẻ vượt qua thời điểm khó khăn đó. Điều này cũng giúp trẻ hạn chế thói quen mút tay.
  • Với những trẻ lớn, cần giải thích cho trẻ về tác hại của những thói quen kém vệ sinh,
  • Với trẻ lớn, cần được giải thích lồng ghép trong tác hại của những thói quen kém vệ sinh, nhắc trẻ vệ sinh tay sạch, cắt ngắn móng tay, tắm rửa sạch sẽ để tránh lây bệnh.

Nếu cha mẹ đã thực hiện nhiều biện pháp mà không giúp trẻ bỏ được thói quen mút ngón tay, có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan