Trẻ sinh non tăng cân như thế nào là bình thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi, đặc biệt là hồi sức sơ sinh và điều trị sơ sinh bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thế mạnh trong trong lĩnh vực tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như khám, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em.

Thông thường, trẻ sinh non thường có các vấn đề về thể chất cũng như đối mặt với nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ hơn so với các bé sinh đủ tháng. Trẻ thiếu tháng có tiêu chuẩn đo lường sự phát triển riêng biệt để mẹ trẻ có thể kiểm tra, theo dõi và kịp thời có hướng xử lý theo ý kiến bác sĩ.

1. Thế nào là trẻ sinh non?

Trước đây, theo quy định trẻ non tháng là những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g. Tuy nhiên, định nghĩa này được nhận thấy không thật chính xác, dễ nhầm lẫn với trẻ nhẹ cân, trẻ sinh dinh dưỡng bào thai. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã điều chỉnh định nghĩa, những trẻ sinh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ sinh non.

Phân loại trẻ non tháng:

  • Sinh non muộn: Từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
  • Sinh non vừa: 32 đến < 34 tuần.
  • Sinh rất non: ≤ 32 tuần.
  • Sinh cực non: < 28 tuần.

Vì sinh sớm nên trẻ sinh non nhẹ cân và có rất nhiều nguy cơ. Tuổi thai càng thấp thì nguy cơ càng cao. Do vậy, mẹ càng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ để thực hiện đầy đủ những điều cần làm để chăm sóc trẻ sinh non, giúp bé phát triển như bình thường.

2. Trẻ sinh non tăng cân như thế nào là bình thường?


Nguyên tắc là 1 tháng bạn nuôi ngoài bằng 1 tháng bình thường nuôi trong bụng mẹ là đạt yêu cầu, còn nếu tăng trưởng nhiều hơn là tốt.

Ví dụ: Nếu bé của bạn sinh non ở tháng thứ 8 (tức 32 tuần), bạn nuôi bé một tháng thì cân nặng của bé tăng sau 1 tháng phải bằng cân nặng của thai nhi tăng từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9 (từ tuần 32 đến tuần 36) thì là đạt yêu cầu.

Đặc biệt, chỉ cần rằng nhớ rằng, cân nặng của trẻ sau 6 tháng sẽ tăng gấp đôi lúc sinh là đạt chuẩn.

Nếu bé tăng cân chỉ bằng 1/3 chỉ số theo yêu cầu thì là trẻ sinh non nhẹ cân, chậm phát triển, mẹ cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế có chuyên môn.

Nhìn chung, trẻ sinh non cần được chăm sóc kỹ về vấn đề cân nặng trước khi cho xuất viện và tiêu chuẩn tăng cân là ít nhất 5 gram mỗi ngày ở trẻ sinh cực non, hoặc 20 gram mỗi ngày với bé sinh rất non. Và trong bất cứ trường hợp nào, trẻ sơ sinh cũng cần tăng lên 15 gram mỗi ngày cho mỗi 1kg cân nặng của mình.

Xem thêm: Nuôi sống trẻ sinh non 26 tuần tuổi bằng các biện pháp đặc biệt tại Vinmec

tre-sinh-non-de-mac-suy-ho-hap
Cân nặng của trẻ sau 6 tháng sẽ tăng gấp đôi lúc sinh là đạt chuẩn

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non?

Cách chăm sóc trẻ sinh non tăng cân như thế nào? Là câu hỏi mà nhiều bà mẹ có con sinh non nhẹ cân muốn có câu trả lời để giúp bé phát triển đúng và đủ tiêu chuẩn. Dưới đây là những lưu ý đặc biệt mà các mẹ có con sinh non, nhẹ cân cần áp dụng để chăm sóc trẻ sinh non nhanh về lại cân nặng như bình thường:

Khi em bé bị sinh thiếu tháng thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú, hoặc uống sữa mẹ càng sớm càng tốt. Vì các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé.

Duy trì sữa mẹ là rất tốt, vì bé sinh non tiêu hóa rất yếu, chỉ có sữa mẹ mới có sẵn các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Nên cho bé bú từng chút một vì bé hấp thụ thức ăn chậm hơn những trẻ bình thường khác.

Mẹ có thể yên tâm là con đã bú đủ nếu bé đại tiện mỗi ngày 3 - 4 lần, tiểu tiện từ 6 lần trở lên và có vẻ no nê sau mỗi cữ bú.

Vào cuối tuần thứ 2, số lần đi ngoài sẽ giảm. Trẻ sinh non thường hay bị trớ sữa khi bú, nếu bé vẫn tăng cân thì điều này hoàn toàn bình thường. Nếu bé ngừng hoặc giảm cân thì mẹ cần nói chuyện với bác sĩ.

  • Bổ sung thêm vitamin và sắt

Ngay khi bé vừa sinh ra mẹ chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mình như vitamin A, K1,... để giúp bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Khi bổ sung các loại vitamin này, cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, trẻ sinh non cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vì thế, mẹ cố gắng ăn nhiều thịt bò, gan để tăng thêm chất sắt. Uống loại sữa bột nào dễ hấp thu đối với mẹ, miễn là mỗi ngày uống 1 lít sữa là được. Bổ sung thêm vitamin D3 để tăng hấp thu canxi trong sữa (400 UI/ngày).

  • Giữ vệ sinh cho bé

Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, càng phải vệ sinh da sạch sẽ như trẻ bình thường, phải tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm cho trẻ em.

Lưu ý: Tắm nhanh, lau khô trẻ, chú ý vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa. Có nhiều bà mẹ thấy con bé quá nên sợ không tắm cho con, điều này không tốt vì dễ làm cho da bé bị bẩn gây ra các bệnh về da.

  • Giữ ấm cơ thể bé

Cần giữ nhiệt độ cơ thể của bé ổn định trong khoảng 37 độ C là tốt. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nguy cơ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, hô hấp, thiếu oxy và xuất huyết não cao hơn bình thường. Trẻ sinh thiếu tháng có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch không tốt như những bé sinh đủ tháng, vì vậy, việc giữ ấm cho trẻ vô cùng quan trọng.

Nếu ở nơi khí hậu trong mùa lạnh, bé cần được nằm trong phòng có nhiệt độ ổn định, đội mũ mỏng, đi tất tay tất chân, giữ ấm cổ, bụng.

Trẻ em
Cần chú ý giữ nhiệt độ cho bé ổn định
  • Chú ý môi trường bên ngoài

Luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Khi chăm sóc trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ tay vì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Không để những người mắc các bệnh về đường hô hấp, người hút thuốc lá tiếp xúc với trẻ.

  • Massage cho bé

Để giúp bé sinh non nhanh cứng cáp, giúp bộ máy hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, mẹ có thể massage cho bé nhẹ nhàng. Massage đúng cách còn giúp nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể bé, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải những độc tố qua da.

  • Theo dõi sức khỏe bé

Do sức khỏe yếu và cơ địa nhạy cảm nên nhiều trẻ sinh non phải đối diện với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, xuất huyết não, suy thận, vàng da, thiếu máu và các vấn đề về phổi, thị lực, thính lực, phát triển tâm thần vận động. Do đó, mẹ nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã cứu sống hàng nghìn trường hợp trẻ sinh non trong nhiều năm qua. Vinmec đã làm chủ các biện pháp nuôi sống trẻ sinh rất non, là bệnh viện đầu tiên tại miền Bắc nuôi sống trẻ sinh non 24 tuần. Các quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non nói riêng và trẻ sơ sinh có bệnh lý nói chung tại Vinmec đem lại hiệu quả tương đương với các quốc gia tiên tiến, tăng thêm cơ hội cứu chữa và sống khỏe mạnh cho trẻ sinh non, tăng cơ hội cho các gia đình hiếm muộn.

Những ưu việt trong điều trị, chăm sóc trẻ sinh non tại Vinmec Times City bao gồm:

  • Trang thiết bị hiện đại: Máy thở thường, máy thở tần số cao, máy thở CPAP, lồng ấp trẻ sơ sinh cao cấp, khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ
  • Bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm: BSCK II Trần Liên Anh từng tham gia giảng dạy các bệnh lý chuyên ngành Sơ sinh, có quá trình làm việc lâu dài tại Khoa Hồi sức sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 1979 đến 2012 và hiện đang làm việc trên cương vị Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City từ năm 2012 đến nay.

Không chỉ chăm sóc các cháu bé sinh non, Vinmec cũng đã phẫu thuật và cứu sống thành công nhiều trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh phức tạp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan