Trẻ bị tay chân miệng có ngứa không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể bùng phát thành dịch tại nhiều nơi với số lượng trẻ mắc tăng cao. Vậy triệu chứng tay chân miệng như thế nào, trẻ bị tay chân miệng có ngứa không?

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm virus cấp tính gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất có khả năng bùng phát thành dịch lớn. Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ.

Ở Việt Nam, thời điểm bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ cao nhất là khoảng tháng 3–5 và tháng 9–12 trong năm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ lúc này còn chưa hoàn thiện, nên dễ bị virus tấn công hơn.

Hầu hết, các trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ đều có diễn biến nhẹ. Tuy nhiên vẫn có có những trường hợp ngoại lệ. Nếu như trẻ không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời bệnh có thể diễn biến nặng hơn gây nên những biến chứng như: viêm não – màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong.

2. Các triệu chứng tay chân miệng điển hình ở trẻ

Triệu chứng tay chân miệng điển hình ở trẻ bao gồm: Sốt, tổn thương ở niêm mạc miệng và da, đau họng,.... Các nốt tay chân miệng có dạng phỏng nước thường xuất hiện ở trên da lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở đầu gối, mông. Sự tiến triển của bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi trẻ nhiễm virus, sẽ có giai đoạn ủ bệnh trong cơ thể từ 3-7 ngày. Trong khoảng thời gian này, trẻ thường chưa có dấu hiệu bệnh cụ thể, chỉ thường mệt mỏi, biếng ăn, lười hoạt động.
  • Giai đoạn bệnh khởi phát: Sau thời gian ủ bệnh, virus đã nhân lên với một số lượng lớn trong cơ thể nên bệnh sẽ khởi phát rất nhanh. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1-2 ngày với sự xuất hiện của nhiều triệu chứng đặc trưng. Các dấu hiệu dễ phát hiện hơn ở trẻ bị bệnh như là sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy.
  • Giai đoạn bệnh toàn phát: Giai đoạn này có thể kéo khoảng 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình như: trẻ xuất hiện nhiều mụn tay chân miệng dạng vết loét đỏ hay phỏng nước, có đường kính khoảng 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lưỡi. Những nốt mụn này làm con đau nên trẻ có xu hướng bỏ ăn, bỏ bú. Đồng thời trẻ cũng sẽ thường xuyên tiết nước bọt hoặc chảy dãi. Giai đoạn bệnh toàn phát dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào việc chăm sóc và cơ địa của trẻ mà bệnh sẽ có thời gian hồi phục khác nhau.

3. Trẻ bị tay chân miệng có ngứa không?

Thông thường bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu từ 1 – 2 ngày không hề gây ngứa ngáy, khó chịu giống như một số bệnh ngoài da khác ở trẻ nhỏ. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ngứa, gãi nhiều, đau rát khó chịu, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra, vì rất có thể lúc này các vết loét trên da của trẻ đã bị nhiễm trùng gây ngứa.

Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý, luôn luôn quan sát những thay đổi ở trẻ. Nếu như phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh và những dấu hiệu bất thường, cần đưa đến bệnh viện thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng, trẻ có thể biếng ăn, cùng với hiện tượng tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Vì vậy trẻ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cần được thăm khám sớm để sớm khỏi bệnh và trở lại nhịp sống bình thường.

4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả

Bệnh tay chân miệng ở trẻ trong thời gian ban đầu sẽ gây sốt, đau đầu hoặc đau lưng, cứng cổ. Thời gian đầu do mức độ bệnh nhẹ nên bệnh có thể tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, với những trẻ có hệ miễn dịch yếu thì rất có thể cần phải nhập viện điều trị trong một thời gian ngắn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như là: Suy hô hấp, viêm não, thậm chí là bại liệt. Trong trường hợp trẻ bị viêm não sau khi bị tay chân miệng có thể sẽ gây tử vong.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một phương pháp đặc hiệu nào để ngăn ngừa căn bệnh tay chân miệng ở trẻ. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh tốt, cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên chú ý áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế đưa bé đi đến nơi đông người hoặc chơi với nhiều trẻ khác khi đang có dịch bệnh bùng phát.
  • Không để trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh.
  • Luôn chú ý rửa tay cho trẻ bằng xà phòng sau khi ở ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, đồ dùng hàng ngày của trẻ. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, nên có ánh nắng thông thoáng, không để nhà ẩm ướt.
  • Đảm bảo cho trẻ ăn uống vệ sinh, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
  • Cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.
  • Người thân sống cùng trẻ cũng vệ sinh sạch sẽ.

Hiện nay chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, bệnh đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm, bệnh tay chân miệng,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó, Vinmec có khám đa khoa kết hợp cùng bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để xây dựng các thực đơn riêng cho bé để con luôn được phát triển khỏe mạnh trong từng giai đoạn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị cho bé tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan