Trẻ 7 tháng được 7kg có đạt chuẩn hay không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra là trẻ 7 tháng được 7kg có đạt chuẩn không, có bị gầy không? Nên cho trẻ ăn uống như thế nào để trẻ phát triển khỏe mạnh. Bài viết sẽ phân tích kỹ hơn về những vấn đề này?

1. Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Em bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Khi được 7 tháng tuổi, bé trai có cân nặng trong khoảng 7,4 - 9,2 kg và có chiều cao trung bình khoảng 67 - 71 cm. Còn bé gái có cân nặng trong khoảng 6,8 - 8,6 kg và chiều cao trung bình khoảng 65 - 69 cm. Từ tháng thứ 7, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm đi, chỉ tăng khoảng 0,4 - 0,7 kg/tháng.

Vậy trẻ 7 tháng được 7 kg có đạt chuẩn không? So với cân nặng tiêu chuẩn thì bé gái 7 tháng được 7 kg là đạt chuẩn. Còn bé trai 7 kg thì hơi nhẹ hơn một chút so với tiêu chuẩn của trẻ 7 tháng tuổi.

2. Mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

  • Trẻ bắt đầu thể hiện tình cảm và cảm xúc một cách rõ ràng hơn. Bé có thể biểu lộ sự vui mừng, cáu kỉnh hoặc khó chịu khi thích hay không thích điều gì đó;
  • Hầu hết trẻ được 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Khi đó, trẻ thường bị sốt và khó chịu, đau lợi kèm triệu chứng lười ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc, thậm chí bị sụt cân hoặc tiêu chảy kéo dài;
  • Trẻ 7 tháng tuổi có thể tự ngồi vững hơn, phản ứng cơ thể linh hoạt hơn, hệ cơ và xương khớp phát triển, cứng cáp hơn. Trí não trẻ cũng đã phát triển được đầy đủ, thính giác phát triển tốt và bé cũng cảm nhận được âm nhạc nhiều hơn.

3. Chú ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Đối với bé gái, trẻ 7 tháng được 7 kg nằm trong mức tiêu chuẩn. Còn với bé trai thì cân nặng của trẻ chưa đạt chuẩn. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện, đạt chuẩn về thể chất và trí não.

3.1 Về lượng đồ ăn của trẻ

Khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm, cha mẹ cần đảm bảo trẻ vẫn nhận đủ lượng sữa trong một ngày. Vì trong giai đoạn này, trẻ mới chỉ tập ăn dặm dần, còn nguồn dinh dưỡng chủ yếu mà bé nhận được vẫn là từ sữa. Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý quan sát xem trẻ có hứng thú với loại thực phẩm nào để kịp thời bổ sung cho bé. Nếu ăn những món hợp khẩu vị, trẻ sẽ thích thú và ăn được nhiều hơn.

Ở giai đoạn ăn dặm khi được 7 tháng tuổi, cha mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa/ngày, đan xen với những bữa ăn phụ. Trẻ cần uống khoảng 700 - 900 ml sữa mỗi ngày cùng với các loại thực phẩm ăn dặm. Các món chính gồm thịt, cá, trứng, đậu, các loại hạt. Những thực phẩm có nhiều tinh bột (cơm, ngô, khoai,...) và rau xanh (cải bẹ, rau ngót, súp lơ,...) cũng nên được bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé.

Trong mỗi bữa, nếu có điều kiện thì cha mẹ nên cho bé ăn dặm từ 2 món trở lên để bé lựa chọn, tăng sự thích thú trong bữa ăn. Thực phẩm cho bé cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất đạm, tinh bột và chất béo. Ngoài ra, trong chế độ ăn dặm của trẻ, cha mẹ còn cần bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin và chất khoáng cần thiết. Khi trẻ ăn xong, bạn có thể cho bé dùng thêm sữa chua, nước ép hoa quả,...

trẻ 7 tháng được 7kg
Trẻ 7 tháng được 7kg với bé trai thì cân nặng của trẻ chưa đạt chuẩn

3.2 Một số lưu ý quan trọng

  • Cho trẻ ăn từng loại thức ăn một. Nếu trẻ thích món nào thì có thể cho ăn tăng dần món đó lên. Dần dần, khi trẻ quen với món ăn thì cha mẹ có thể tăng độ đặc của thức ăn lên. Việc này cũng giúp cha mẹ xác định được nguy cơ trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào;
  • Cha mẹ cần chú ý không cố gắng đút muỗng (thìa) thức ăn quá sâu vào miệng trẻ vì dễ gây ói, khiến trẻ sợ hãi khi bị ép ăn. Bên cạnh đó, thường trẻ sẽ cần 3 - 5 ngày để làm quen với một loại thức ăn mới;
  • Cho trẻ uống thêm nước trái cây hoặc ăn trái cây chín, đã dầm nhuyễn;
  • Không nên cho gia vị vào thức ăn dặm để bảo vệ thận của bé;
  • Khi nấu ăn cho trẻ, nên cho một chút dầu ăn để trẻ dễ hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu;
  • Chế biến thức ăn cho trẻ cần nấu chín hoàn toàn để tránh gây nhiễm khuẩn đường ruột của bé;
  • Nếu trẻ không muốn ăn thêm, cha mẹ không nên cố ép trẻ.

Trẻ 7 tháng được 7 kg được xem là đạt chuẩn đối với bé gái và hơi nhẹ hơn so với mức tiêu chuẩn đối với bé trai. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ để bé phát triển toàn diện và bắt kịp đà tăng trưởng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để bé ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan