Trẻ 25 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bước sang tuổi thứ 3 trẻ sẽ có khả năng nói chuyện và giao tiếp xã hội tốt hơn rất nhiều, sự phát triển vận động cũng trở nên tinh tế hơn. Do đó trong giai đoạn này phụ huynh cần lưu ý đến sự phát triển của trẻ không chỉ về mặt tinh thần, trí tuệ mà cả chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng cho trẻ.

1. Sự phát triển của trẻ 25 tháng tuổi

Trẻ 25 tháng tuổi có sự phát triển rõ rệt về thể chất và trí tuệ biểu hiện qua các khía cạnh như:

1.1 Khả năng vận động

Trẻ 25 tháng tuổi có thể chạy nhảy thuần thục, lên xuống cầu thang không mấy khó khăn. Hơn nữa trẻ còn phát triển các vận động tinh tế như hoạt động kết hợp tay- mắt phức tạp, thay quần áo. Trẻ cũng thích khám phá các vật dụng và hoạt động xung quanh nên rất cần sự chú ý theo dõi đến từ cha mẹ

1.2 Khả năng tư duy

Bước tiến lớn nhất trong khả năng tư duy của trẻ là có thể tập trung trong một thời gian dài. Trẻ cũng bắt đầu khẳng định tính độc lập và muốn tự làm mọi thứ. Trẻ cũng có trí tưởng tượng phong phú có thể vẽ các đồ vật quen thuộc hoặc bắt chước các điệu nhảy, múa hát.

trẻ tự thay quần áo
Trẻ 25 tháng tuổi đã có thể tự thay quần áo

1.3 Khả năng giao tiếp

Giai đoạn này vốn từ của trẻ đã có thể rơi vào khoảng 200 từ giúp trẻ kể một câu chuyện ngắn hoặc hát vài câu hát ngắn. Trẻ rất thích học từ mới và có thể phát âm bắt chước được.

1.4 Sự phát triển cảm xúc

Trẻ có thể chưa có khả năng đồng cảm và thấu hiểu nhu cầu hoặc cảm xúc người khác. Tuy nhiên, trẻ cũng nhận biết được khi người thân nô đùa với trẻ hay đang tức giận và biểu đạt bằng việc tươi cười hay khóc thét.

2. Trẻ 25 tháng nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 25 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vì vậy, cần đảm bảo những thói quen ăn uống như sau:

  • Cần đảm bảo 3 bữa chính (cơm) và 2-3 bữa phụ (sữa, bánh, cháo, bột).
  • Các bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng đến từ 4 nhóm thức ăn là đạm, bột, dầu và vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn thêm hoa quả, sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Tuổi này bé đã có thể nhai tốt, không nên xay nhuyễn thức ăn, cho bé ăn thô và khuyến khích bé nhai kỹ để giúp cho hệ tiêu hóa và răng miệng.
  • Các bữa ăn cách nhau mỗi 2-3 giờ
  • Không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt.

3. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 25 tháng tuổi

kem đánh răng cho trẻ 21 tháng tuổi không chứa nhiều fluoride
Kem đánh răng cho trẻ 25 tháng tuổi cần chọn loại có công thức không đường

Việc chăm sóc răng miệng sớm cho trẻ là điều rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh, có nhiều cách để phòng ngừa các bệnh răng miệng nhưng quan trọng nhất vấn là đánh răng.

Trẻ bước sang tuổi thứ 3 đã mọc răng hàm. Cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn. Ngoài ra còn cần lưu ý đến một số vấn đề trong việc đánh răng của trẻ:

  • Cần lưu ý đến cả việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách
  • Cho trẻ đánh răng đều đặn ngày 2 lần (buổi sáng sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ)
  • Kem đánh răng cần chọn loại có công thức không đường, nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Bàn chải nên ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ, cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay trở khi chải sâu vào mặt sau của răng
  • Đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn và khó chịu
  • Nên tạo hứng thú đánh răng cho trẻ thông qua việc cùng đánh răng hoặc thi đua với trẻ, khen ngợi trẻ khi trẻ thực hiện đúng quy trình và động tác chải răng. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ thấy sự khác nhau của việc đánh răng đều đặn và các hàm răng xỉn màu, sâu răng để cho trẻ thêm động lực.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan