Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Sự độc lập và các kỹ năng của trẻ tiếp tục tiến triển khi trẻ 24 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ biết thêm nhiều trò chơi mới và thậm chí biết cách giả vờ giận dỗi để đạt được điều mình muốn.Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần nhỏ trong quá trình phát triển của trẻ ở giai đoạn này.
1. Sự phát triển thể chất, vận động của trẻ 24 tháng tuổi
Cân nặng và chiều cao của trẻ 24 tháng tuổi tăng lên đáng kể. Trung bình cân nặng của trẻ rơi vào khoảng 12kg, chiều cao là 87cm và hàm răng sữa đã tương đối hoàn thiện. Ở giai đoạn này, trẻ càng ngày càng hiếu động, đặc biệt là các bé trai. Lúc này, khả năng vận động của trẻ tương đối tốt, trẻ có thể chạy nhảy bất cứ khi nào trẻ muốn.
Tuy nhiên, phần lớn các trẻ thích chạy hơn đi. Trẻ cảm thấy thích thú khi được tự mình làm tất cả mọi việc mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào. Nếu trẻ có thể với tới, trẻ có thể tự mở cửa thậm chí then cài cửa. Một trong những sở thích đặc biệt của trẻ 24 tháng tuổi chính là tự lên xuống cầu thang một mình.
Trẻ đã có thể chạy nhảy, đi thụt lùi giữ thăng bằng khi đứng một chân, người lắc lư theo điệu nhạc.....Giờ đây, không chỉ tay và mắt mà trẻ đã có thể phối hợp cả tay, chân, mắt.
Trong khi đi bộ trẻ có thể giữ hoặc kéo theo đồ chơi. Trẻ có thể xây một tòa tháp với nhiều hình khối, lật các trang sách hay viết vài nét chữ nguệch ngoạc. Trẻ đã bắt đầu thích dùng một tay hơn tay còn lại.
2. Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 24 tháng tuổi
Trẻ 24 tháng tuổi đã có thể hiểu được các cử chỉ thông thường của mọi người xung quanh, lúc này, khả năng nhận thức của trẻ cũng đạt tới tầm cao. So với những tháng trước đây, khả năng ghi nhớ của trẻ cũng tốt hơn.
Mẹ có thể cùng bé chơi trò chơi xếp hình hoặc dán giấy lên sách để cải thiện khả năng ghi nhớ của bé trong giai đoạn này. Trẻ vẫn cần đến sự trợ giúp của mẹ để tìm những mảnh ghép phù hợp mặc dù trẻ đã có thể tự lật sách một mình. Đây cũng là cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Trẻ sẽ tiếp thu thêm được nhiều thông tin nhờ các giác quan của bản thân và để ý cách mà bạn làm.
Trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi và muốn được người lớn trả lời ngay. Đừng nên bực tức hay cáu giận nếu bạn không muốn trả lời trẻ, hãy bớt chút thời gian để trả lời trẻ hoặc hứa sẽ trả lời trẻ, điều này giúp trẻ hình thành thói quen có trách nhiệm, và quan tâm tới việc của người khác.
Trẻ rất thích thú khi được nói chuyện điện thoại và bắt chước hành động của người khác. Một số trẻ thường tự cầm một đồ vật gì đó và xem nó như chiếc điện thoại, tự sáng tạo ra một câu chuyện. Thái độ và cách nói chuyện của bố mẹ khi gọi điện được trẻ bắt chước một cách cực kỳ chính xác.
Một trong những đặc điểm nổi bật của trẻ trong giai đoạn này là sự lì lợm. Trẻ có thể mè nheo, nhõng nhẽo khi bé muốn điều gì đó cho đến khi mẹ đồng ý mới thôi. Để được mẹ thực hiện mong muốn của mình, thậm chí nhiều trẻ còn biết cách giả bộ giận dỗi.
Trẻ 24 tháng tuổi thường xuyên đột ngột thay đổi cảm xúc và rất khó kiềm chế cơn giận. Như muốn thử thách mức độ kiên nhẫn của bố mẹ, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thể hiện một chút chống đối, dễ nổi cáu. Trẻ cũng thường dễ cảm thấy khó chịu nhưng ngay lập tức trở lại bình thường. Ở độ tuổi này, bố mẹ cần hỗ trợ điều chỉnh cảm xúc của trẻ, giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh. Trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ luôn ở bên nâng đỡ trong mọi tình huống cảm xúc của trẻ khi mẹ nhẹ nhàng vỗ về an ủi.
Tuy vẫn khá khó khăn những lúc này trẻ đã sẵn sàng hơn để chia sẻ đồ chơi của mình với người khác, trẻ đã thích kết bạn. Tuy có thể cho bạn mượn đồ nhưng trẻ sẽ ngay lập tức tìm cách lấy lại ngay. Trẻ cũng dễ bực tức và thiếu tính kiên nhẫn. Song, mẹ chỉ nên giúp đỡ trẻ nếu trẻ không tự giải quyết được, hãy để thời gian cho các bé tự giải quyết với nhau trong lúc chơi.
Khả năng nói và giao tiếp của trẻ 24 tháng tuổi cũng có nhiều tiến triển. Trẻ đã có thể hát một bài hát mà trẻ thích, kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện nhỏ. Mỗi khi trẻ kể chuyện hay hát, bố mẹ hãy dành lời khen cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú và phấn khích, giúp trẻ tiếp tục phát huy trong những lần sau.
Trẻ 24 tháng tuổi đã có thể nói những câu ngắn dài từ 2-3 từ trở lên. Vốn từ của trẻ lúc này khoảng từ 50 đến 75 từ. Trẻ có thể đặt tên cho những đồ vật mà trẻ thường xuyên nhìn thấy. Những món ăn thông thường mà trẻ hay ăn cũng được trẻ đặt tên riêng và thậm chí trẻ còn có thể yêu cầu những món ăn cụ thể như bánh, sữa...Lúc này, trẻ đã hiểu ít hơn và nhiều hơn, vì vậy nếu trẻ thấy có ít thức ăn trên đĩa của mình hoặc đã ăn hết, trẻ nói nhiều hơn.
Hãy lắng nghe những cuộc trò chuyện tưởng tượng mà con thực hiện với đồ chơi và vật nuôi của mình trong giờ chơi. Bạn sẽ khám phá ra rằng những cuộc hội thoại này tương tự như cách bạn trò chuyện với trẻ hàng ngày. Trẻ tiếp tục chứng tỏ bản thân càng ngày càng độc lập và có thể tiếp tục thể hiện sự lo lắng khi bị chia cách.
Trẻ có thể sắp xếp các đồ vật theo màu sắc và hình dạng, ngay cả khi đồ vật này khuất khỏi tầm mắt trẻ, trẻ vẫn có thể tìm thấy đồ vật.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
3. Chế độ dinh dưỡng của trẻ 24 tháng tuổi
Hệ tiêu hóa của trẻ 24 tháng tuổi đã tương đối hoàn thiện. Nhờ hàm răng phát triển, trẻ được làm quen và ăn được nhiều món giống người lớn. So với khẩu phần ăn của người lớn, trung bình khẩu phần ăn của trẻ bằng 2⁄3.
Bố mẹ vẫn cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ do trẻ vẫn trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cần có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng của trẻ như protein, lipit, chất khoáng, vitamin, khoáng chất...trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
Ngoài những món ăn quen thuộc mà trẻ thấy thích, trẻ thường không hứng thú với những thức ăn lạ. Vì vậy, khi nào muốn trẻ trải nghiệm những món mới, bố mẹ cần tập cho trẻ ăn lượng ít đến nhiều, thỉnh thoảng đến thường xuyên để tránh trẻ bị dị ứng thức ăn hay ăn không ngon miệng.
Khi trẻ không muốn ăn nữa, không nên ép trẻ ăn để tránh cảm giác sợ hãi trong những lần ăn sau. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả chứa quá nhiều vitamin C, không vượt quá 120-180ml/ngày, khuyến khích cho trẻ uống nước lọc.
Tránh để trẻ ăn các loại kẹo cứng, cao su, các loại hạt. Để khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ, bố mẹ cần:
- Đọc sách cùng trẻ hàng ngày và khi bạn đọc tới đồ vật nào đó, hãy khuyến khích trẻ chỉ vào
- Hát những bài hát vui vẻ cùng trẻ
- Những gì mà bạn làm, chẳng hạn như khi tắm rửa, ăn uống....bạn cần gọi tên các đồ vật một cách nhất quá.
- Có thể giới thiệu ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ nếu được sử dụng trong gia đình
- Một số trẻ có thể đến trường mầm non ở thời điểm này
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ để chống lại một số bệnh dễ mắc.
Trẻ 24 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: whattoexpect.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong