Trẻ 21 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sự phát triển của trẻ nhỏ trong 24 tháng đầu đời là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên, cả về thể chất, cảm xúc, nhận thức. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, đồng thời chú ý tới chế độ dinh dưỡng để trẻ được phát triển toàn diện nhất.

Vậy giai đoạn Trẻ 21 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích khi trẻ 21 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng trẻ 21 tháng tuổi và cách chăm sóc răng miệng.

1. Chiều cao, cân nặng chuẩn đối với bé 21 tháng tuổi là bao nhiêu?

Bảng chiều cao, cân nặng dựa vào tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam. Từ đó giúp các bậc phụ huynh phần nào đánh giá được mức cân nặng và chiều cao trẻ nhà mình đã chuẩn ở giai đoạn bé 21 tháng tuổi chưa, từ đó có thể tìm ra giải pháp phù hợp cũng như bổ sung dinh dưỡng.

Chiều cao, cân nặng của trẻ 20 tháng tuổi
Chiều cao, cân nặng trẻ

2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của bé 21 tháng tuổi?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển về thể chất, chiều cao cân nặng của trẻ. Nếu dinh dưỡng không đủ cung cấp cho trẻ sẽ dẫn tới tình trạng bị suy dinh dưỡng. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trọng cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

3. Bé 21 tháng tuổi phát triển thể chất, cảm xúc, ý thức ra sao?

Trẻ leo trèo , bò cầu thang
Bé 21 tháng tuổi có thể leo trèo cầu thang dễ dàng

Giai đoạn bé 21 tháng tuổi, trẻ đã ngày càng phát triển hoàn thiện các kỹ năng vận động như đi bộ, chạy, nhảy, khả năng giữ thăng bằng tốt, leo trèo cầu thang dễ dàng, chắc chắn hơn so với những giai đoạn trước đó.

Sự hiếu động, năng lượng dồi dào lúc này của trẻ giúp cơ bắp phát triển mạnh mẽ, nhận thức về thế giới xung quanh, phối hợp tay chân qua các hoạt động sẽ giúp bé phát triển toàn diện.

Bé 21 tháng tuổi có thể phân biệt được hình dạng, màu sắc, có thể chơi được trò xếp các khối theo đúng hình dạng và màu sắc. Tò mò với âm thanh xung quanh, hương vị,...

Bé 21 tháng tuổi đã có thể thể hiện và biết khi nào buồn đi tiểu hay đại tiện cho cha mẹ biết thông qua thái độ như cúi xuống, đỏ mặt,...

Biết bắt chước các hành động của cha mẹ, muốn được nhờ vả từ người khác

Giai đoạn bé 21 tuổi là giai đoạn trẻ dễ cáu gắt, khóc to kèm thái độ nằm lăn ra đất để đòi 1 thứ gì đó. thực chất ở độ tuổi nào trẻ vẫn chưa thể kiểm soát được cảm xúc hay ngôn ngữ để thể hiện ra mình muốn gì.

Cha mẹ cần kiên nhẫn tìm hiểu trẻ đang thực sự cần gì, nhẹ nhàng hay vì quát mắng tránh khiến bé sợ hãi.

4. Dinh dưỡng trẻ 21 tháng nên ăn gì?

Sữa chua
Sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ ăn sữa chua để dễ tiêu hóa

Bé 21 tháng tuổi cha mẹ cần cho bé ăn đầy đủ rau xanh, củ quả mỗi ngày. Sau mỗi bữa ăn hãy cho trẻ ăn sữa chua để tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 2 hộp sữa chua.

Cung cấp nước cho trẻ mỗi ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Các mẹ cũng nên cho trẻ uống nước hoa quả để cung cấp vitamin giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bé 21 tháng tuổi đã có thể cho ăn cháo đặc hoặc cơm nát, bún hay phở bé cũng ăn được. Các loại tinh bột này cha mẹ có thể cho trẻ ăn thay đổi để bé ngon miệng hơn. Mỗi bữa nên ăn cho bé ăn 1 bát cơm. Kèm theo đó là các loại thịt mềm, thái nhỏ trộn cùng với cơm để bé dễ ăn

Cơ thể bé 21 tháng tuổi hàng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.

Cho trẻ ăn 3 bữa chính và thêm vài bữa phụ, chia thành nhiều lần trong ngày. Mẹ có thể bổ sung các món ăn cho các bữa phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho...

Trước bữa ăn chính từ 1,5 - 2 giờ, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ”, làm bữa chính mất ngon.

Trong bữa ăn tạo cho bé không khí vui vẻ, thoải mái, có thể trang trí đồ ăn bắt mắt, nhiều màu sắc để thu hút bé hơn.

Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.

5. Chăm sóc răng miệng cho bé 21 tháng tuổi như thế nào?

kem đánh răng cho trẻ 21 tháng tuổi không chứa nhiều fluoride
Bé 21 tháng tuổi nên sử dụng kem đánh răng không chứa quá nhiều fluoride

Bé 21 tháng tuổi chưa thể tự làm sạch được răng miệng, vì vậy cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên, các mẹ cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh, chà nhẹ lên nướu và răng trẻ. Tuy nhiên không nên lau quá nhiều vì sẽ làm tổn thương nướu.

Ngoài ra, các mẹ có thể mua bàn chải đánh răng chuyên dụng phù hợp cho độ tuổi của trẻ có thể xỏ ngón trỏ vào để vệ sinh nướu. Mua loại kem đánh răng phù hợp cho trẻ không chứa quá nhiều fluoride.

Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 lần 1 ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin hữu ích khi bé 21 tháng tuổi. Bé đang ở trong giai đoạn phát triển nhanh chóng nên cha mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng hàng ngày để có sức khỏe tốt cho bé.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Trẻ 21 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan