Tổng quan về bệnh Hẹp van động mạch phổi ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh hẹp van động mạch phổi khá thường gặp trong các bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ em vì vậy chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng ngừa và điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả nhất.

1. Hẹp van động mạch phổi là gì?

Hẹp van động mạch phổi là gì? Hẹp động mạch phổi là tổn thương bẩm sinh gây nghẽn hoặc làm biến dạng đường thoát máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi và phổi. Những tổn thương này có thể xuất hiện tại van, thân động mạch phổi, hoặc các nhánh vv...

Đây là một tim bẩm sinh khá thường gặp trong các bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ em nhưng chỉ có một số ít được điều trị và khỏi bệnh, số còn lại do cha mẹ thiếu hiểu biết cũng như khả năng kinh tế có hạn nên đều mắc phải các biến chứng của bệnh hoặc tử vong.

2. Nguyên nhân gây ra hẹp van động mạch phổi ở trẻ em

2.1 Nguyên nhân bẩm sinh

Một số bất thường về tim từ lúc mới sinh ở trẻ có khả năng gây ra bệnh hẹp van động mạch phổi.

Hẹp van động mạch phổi rất ít khi do nguyên nhân bẩm sinh như không có lá van, thiểu sản hay thủng lá van động mạch phổi. Tuy nhiên vẫn chưa biết nguyên nhân gì gây ra sự phát triển bất thường các van.

di truyền bệnh tim mạch
Một số bệnh lý về tim có thể gây hẹp van động mạch phổi

2.2 Nguyên nhân thứ phát

Thông thường, trẻ gặp các vấn đề về tim thường mắc phải bệnh hẹp van động mạch phổi như hẹp van hai lá, u nhầy nhĩ trái gây tăng áp lực động mạch phổi do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị thấp tim cũng có thể gây hẹp van động mạch phổi nhiều hơn. Trẻ em mắc hội chứng Marfan do giãn động mạch phổi cũng có thể dẫn đến hẹp van động mạch phổi.

3. Triệu chứng hẹp van động mạch phổi

Có nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã bị hẹp van động mạch phổi mức độ nhẹ nhưng không có triệu chứng và trẻ hoàn toàn có thể chung sống với căn bệnh này mà không cần quá lo lắng đến sức khỏe của mình. Ở những trẻ này, chúng ta có thể nhận biết bằng cách nghe tim thì sẽ thấy tiếng thổi tim.

Ở mức độ trung bình hoặc nặng, các triệu chứng hẹp van động mạch phổi ở trẻ, người lớn sẽ xuất hiện khi gắng sức, bao gồm:

  • Tức ngực
  • Ngất xỉu
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân chậm, chậm lớn ở những trẻ mắc bệnh nặng
  • Khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức
  • Trướng bụng

4. Xét nghiệm và chẩn đoán

Hẹp động mạch phổi đôi khi không được phát hiện cho đến khi bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Một số thăm do cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán hẹp van động mạch phổi ở trẻ như:

5. Điều trị hẹp van động mạch phổi

Đối với một số trường hợp hẹp động mạch phổi nhẹ thì không cần điều trị mà chỉ cần kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn thì cần phải sửa van bằng bóng hoặc phẫu thuật tim.

Quyết định để thực hiện sửa van hoặc phẫu thuật tim phụ thuộc vào mức độ các van động mạch phổi bị hẹp. Hẹp động mạch phổi được phân loại thành ba cấp độ: nhẹ, trung bình hoặc nặng, phụ thuộc vào số đo sự khác biệt áp suất giữa tâm thất phải và động mạch phổi.

5.1 Sửa van bằng bóng

Phương pháp này thường được lựa chọn áp dụng cho những trường hợp hẹp van động mạch phổi ở trẻ. Tác dụng phụ thường gặp nhất của sửa van bằng bóng là hở van, nguy cơ đông máu, nhiễm trùng hoặc chảy máu.

5.2 Phẫu thuật tim mở

Phương pháp này thường được dùng cho những bệnh nhân hẹp động mạch phổi xảy ra trên van hoặc dưới van. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sửa van động mạch phổi để cho máu đi qua dễ dàng hơn. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể thay thế van động mạch phổi với một van nhân tạo. Phương pháp này có thể áp dụng cho những bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi có khuyết tật tim bẩm sinh và chúng có thể được sửa chữa tại thời điểm phẫu thuật.

Có phải mọi dị tật tim bẩm sinh đều phải phẫu thuật?
Phẫu thuật tim mở là một trong những phương pháp điều trị bệnh

5.3 Kháng sinh dự phòng

Những người có vấn đề về van tim được khuyên nên dùng kháng sinh trước khi làm thủ tục nha khoa và phẫu thuật nhất định, để ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng màng trong của tim.

5.4 Thay đổi lối sống cho người bị bệnh van động mạch phổi

Việc duy trì một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh tim mạch nói chung và bệnh hẹp hở van tim nói riêng. Vì vậy, cần quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ như:

  • Ăn nhạt để tránh tăng gánh nặng cho tim.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có lợi cho tim.
  • Không dùng các chất kích thích như cà phê trong chế độ ăn uống của trẻ
  • Nên tổ chức tập luyện thể dục vừa sức cho trẻ như: tập đạp xe đạp, đá bóng nhẹ cho trẻ...
  • Đảm bảo đủ thời gian ngủ nghỉ cho trẻ.

Hẹp van động mạch phổi sẽ không trở nên nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị ở mức độ nhẹ. Nếu bạn có các triệu chứng rõ rệt của căn bệnh này hoặc đã được điều trị nhưng vẫn có dấu hiệu tái phát thì nên thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan