Tiếp cận một số nguyên nhân gây nôn và buồn nôn ở trẻ em

Bài viết của Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Tiến Ngọc - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nôn là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng có áp lực. Nôn ở trẻ em thường không phải là do bệnh lý nhưng cũng không được chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nôn và buồn nôn ở trẻ em.

1. Định nghĩa nôn ở trẻ em

Nôn ở trẻ em có 2 dạng, đó là:

  • Nôn ói cấp: Thường biểu hiện vài giờ đến vài ngày và hay gặp ở khoa cấp cứu. Khi tiếp cận ban đầu cần loại trừ các bệnh lý có thể đe dọa tính mạng như tắc ruột, tiểu đường nhiễm ceton, bệnh lý tuyến thượng thận, tăng áp lực nội sọ,...
  • Nôn ói mãn tính: Thường gặp ở phòng khám và có thể không cần xử lý khẩn cấp.
Nôn ở trẻ em
Nôn ở trẻ em

2. Các nguyên nhân cần chẩn đoán phân biệt theo tuổi

Nguyên nhân cần chẩn đoán phân biệt nôn và buồn nôn theo tuổi:

  • Sơ sinh và trẻ nhỏ: Trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý đường ruột do protein trong thức ăn (Food protein-induced enteropathy), hội chứng viêm đại tràng do protein trong thức ăn (Food protein-induced enterocolitis syndrome), hẹp môn vị, suy thượng thận, tắc ruột, Hirschsprung, rối loạn chuyển hóa,..
  • Trẻ em: Viêm dạ dày ruột, các bệnh nhiễm trùng (viêm họng do liên cầu), liệt dạ dày, siêu vi (xảy ra nhiều giờ sau ăn), lồng ruột, phản ứng phản vệ, bệnh lý thượng thận, tăng áp lực nội sọ, Migrain, ói chu kỳ, viêm thực quản Eosinophile, quá liều thuốc,...

3. Các xét nghiệm cần thực hiện khi đánh giá ban đầu

Khi trẻ bị nôn ói, cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá và có phương pháp chữa trị phù hợp:

  • Xét nghiệm những bệnh nhân nôn ói nặng, kéo dài (trên 12 giờ ở trẻ sơ sinh, trên 24 giờ đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi và trên 48 giờ nếu trẻ lớn hơn) hoặc nôn ói không giải thích được.
  • Các xét nghiệm cần làm: Công thức máu, điện giải đồ, đường huyết, BUN, creatinine, amylase, lipase, men gan, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát,...

4. Nguyên tắc điều trị nôn ở trẻ em

Chú ý điều trị nôn ở trẻ em theo nguyên nhân:

  • Bất thường điện giải;
  • Bất thường chuyển hóa;
  • Suy dinh dưỡng.

Thuốc chống nôn:

  • Lợi ích trong nôn ói kéo dài;
  • Không dùng: Nôn ói không rõ nguyên nhân, bất thường giải phẫu, tình trạng chưa loại trừ bụng ngoại khoa,..

Nôn ở trẻ em có thể là biểu hiện sinh lý, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần có sự trợ giúp từ bác sĩ để thăm khám, kiểm tra xác định nguyên nhân gây bệnh sớm, tránh hậu quả xấu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

629 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan