Thói quen khi ngủ của trẻ mới biết đi

Giấc ngủ của trẻ không phải lúc nào cũng yên bình. Trẻ thường hay rên rỉ, giật mình trong khi ngủ, và điều này khiến cho những vị phụ huynh mới cảm thấy lo lắng. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên để nhận biết tình trạng bất thường của trẻ, cha mẹ nên quan sát con cẩn thận.

1. Trẻ ngừng thở khi ngủ

Sẽ có những lúc trẻ đột ngột thở nhanh hơn, sau đó chậm lại và ngừng hẳn trong vòng 15 giây trước khi trở lại nhịp thở bình thường nếu cha mẹ quan sát kỹ và lắng nghe nhịp thở của bé khi ngủ.

Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi thường xảy ra hiện tượng này, nếu trẻ vẫn bị ngưng thở khi ngủ sau 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.

Cha mẹ không nên quá chủ quan với một số trẻ, đây là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ (SIDS). Với phần lớn trẻ sơ sinh, ngưng thở khi ngủ không phải là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu trán, lưỡi, móng tay móng chân, môi của bé chuyển sang màu xanh, thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về hấp thụ oxy.

Một số trẻ sơ sinh bị ngưng thở khi ngủ. Trẻ có thể ngừng thở trong tối đa 20 giây. Hiện tượng này là bình thường và có thể do thân não chưa trưởng thành với chức năng điều hòa nhịp thở. Nhưng nếu thời gian tạm dừng kéo dài hơn 20 giây, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Trong hầu hết các trường hợp, nhịp thở không đều của trẻ là tình trạng không đáng lo ngại.

Nếu bàn tay, bàn chân của trẻ sơ sinh có màu hơi xanh thì có thể do trẻ đang khóc hoặc ho hay bị lạnh. Nhưng nếu trán, lưỡi, móng tay, môi của trẻ chuyển sang màu xanh thì rất có thể trẻ đang gặp khó khăn về vấn đề hấp thụ oxy. Để giúp trẻ dễ thở, nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Các mẹ có thể chạm vào người bé hoặc di chuyển bé một cách nhẹ nhàng để xem bé có phản ứng gì không nếu lo sợ bé bị ngừng thở.

Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để bé dễ thở

Cha mẹ có thể ngồi trông bên cạnh hoặc thăm non bé thường xuyên trong thời gian bé ngủ. Khi phát hiện trẻ bị ngừng thở, cần lập tức bắt đầu tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ, sau đó cần chuyển gấp trẻ đến bệnh viện gần nhất.

2. Trẻ ngáy ngủ và khịt mũi

Khi ngủ trẻ có thể thỉnh thoảng ngáy hoặc khịt mũi, đây là hiện tượng bình thường.

Nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ ngáy ngủ là do nghẹt mũi khi bị cảm lạnh. Nếu em bé bị cảm lạnh, mẹ hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp bé cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên ngáy ngủ thì đây lại là một vấn đề mà các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý. Rất có thể đường thở của trẻ bị tắc nghẽn, nếu trẻ ngáy theo từng hồi một (thi thoảng có gián đoạn), và kèm theo đó là những tiếng thở hổn hển.

Đây được coi là một hiện tượng “ngưng thở khi ngủ” – một căn bệnh mãn tính. Hãy thử dùng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm để giúp bé thở dễ chịu hơn khi trẻ bị cảm lạnh. Hiện tượng ngáy xảy ra thường xuyên có thể tiềm ẩn một vấn đề nào đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên luôn đề cập đến tình trạng ngáy ngủ của con mình với bác sĩ, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Bác sĩ có thể kiểm tra các vấn đề của trẻ và giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như bác sĩ tai mũi họng hoặc các chuyên gia về giấc ngủ, để xem liệu có cần thiết phải xét nghiệm hoặc điều trị hay không.

Nhu cầu ngủ của trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi
Nghẹt mũi có thể khiến trẻ ngáy hoặc khịt mũi khi ngủ

3. Trẻ đổ nhiều mồ hôi

Một số trẻ sơ sinh trong lúc ngủ thường đổ rất nhiều mồ hôi và kết quả là khi thức dậy phần gáy của bé sẽ bị ướt. Nguyên nhân là do nhiều bé dành quá nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ sâu, do đó trẻ nhỏ thường có xu hướng đổ mồ hôi suốt đêm nhiều hơn người lớn và những trẻ lớn tuổi hơn.

Trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đổ quá nhiều mồ hôi, cha mẹ cũng nên thận trọng. Chẳng hạn như trẻ đổ mồ hôi nhiều khi ăn có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh hoặc một số bệnh nhiễm trùng khác nhau hay chứng ngưng thở khi ngủ. Nhiệt độ quá nóng của là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh(SIDS).

Cho trẻ ngủ trong không gian ấm áp nhưng không quá nóng. Nên cho trẻ mặc thoải mái, không nên để trẻ mặc quá nhiều quần áo khi ngủ, giữ nhiệt độ trong phòng ấm áp, không nên quàng khăn cho bé khi ngủ. Trên thực tế, nếu bạn cảm thấy quá nóng thì trẻ em cũng sẽ cảm thấy như vậy. Do đó, nếu trong nhà mát mẻ và con bạn mặc quần áo nhẹ mà vẫn ra mồ hôi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.

4. Trẻ giật mình, quấy khóc khi ngủ

Về đêm, các bé nhỏ thường xảy ra tình trạng giật mình, quấy khóc trong khi ngủ. Điều này khiến cho các mẹ lo lắng, liệu việc bé giật mình giữa đêm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. Thông thường, các bé sẽ thường xuyên thức giật vài lần trong đêm để uống sữa khi trẻ ở giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Trẻ quấy khóc ban đêm
Trẻ giật mình quấy khóc đêm là vấn đề hoàn toàn bình thường

Nhiều bé thường thức và quấy khóc gần như suốt đêm trong 2 tháng đầu sau sinh. Bé sẽ ngủ một giấc tương đối dài hơn khi đến 3 tháng tuổi, với các bé khỏe mạnh thì thường chỉ cần được ôm, vỗ về các bé sẽ nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ.

Đến khi bé được khoảng trẻ biết đi thì việc bé quấy khóc vào ban đêm có thể là do bé đang trong giai đoạn mọc răng hoặc học bò nên sẽ dễ bị hoạt động quá mức vào ban ngày khiến cho ban đêm bé bị khó ngủ, thường xuyên quấy khóc.

5. Trẻ lắc đầu, rung người khi ngủ

Giống như rung người, lắc đầu là một hành vi phổ biến mà một số em bé sử dụng để tự an ủi mình. Trẻ có thể lắc đầu để đánh lạc hướng bản thân khỏi các cơn đau - ví dụ như nếu bé đang mọc răng hoặc bị nhiễm trùng tai. Lắc đầu thường bắt đầu sau khi trẻ được 6 tháng tuổi và có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, nhưng phần lớn thường xảy ra với trẻ ở độ tuổi 3 hoặc 4. Đây là hiện tượng bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Các bậc phụ huynh cần nắm bắt cốt lõi vấn đề. Nếu trẻ nhận thức được bạn đang cố gắng bắt trẻ ngừng trò này lại, trẻ vẫn sẽ làm như kiểu thách thức và cố tình hoặc thái độ ấy sẽ khiến bé càng hứng thú thực hiện hành vi ấy.

Hãy đưa cũi hoặc giường của trẻ rời xa các bức tường nếu hành động của trẻ tạo ra âm thanh hoặc gây rung lắc mạnh. Thêm vào đó, cần đảm bảo vặt chặt các ốc vít của cũi và giường trẻ nằm đều đặn, tránh tình trạng bị lỏng lẻo do rung lắc hoặc bạn có thể trải đệm trên sàn khi trẻ đã ngủ.

Bạn có thể vỗ về trẻ trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc truyện hoặc xoa lưng sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ mà không cần phải lắc lư. Hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ bắt đầu rung lắc từ sau 18 tháng hoặc thực hiện hành động này không chỉ lúc đi ngủ hoặc hành vi này kéo dài khi trẻ qua 4 tuổi.

Trong một số trường hợp, trẻ lắc đầu có thể là dấu hiệu ở trẻ bị chậm phát triển.

Trẻ 3,5 tuổi thở bằng miệng kèm ngáy to có sao không?
Cha mẹ có thể vỗ về và đọc truyện để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ

6. Trẻ nghiến răng

Rất nhiều trẻ mới biết đi có thói quen “nghiến” răng trong khi ngủ. Hiện tượng này thể xảy ra với trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh khi mới bắt đầu mọc răng sữa và trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Cảm giác khó chịu khi mọc răng mới, hoặc bé bị đau (đau tai, đau răng..), khó thở (nghẹt mũi...) là những nguyên nhân tiềm ẩn khiến trẻ khi ngủ hay nghiến răng.

Bạn có thể cảm thấy rùng mình khi nghe tiếng “nghiến răng” phát ra từ miệng, tuy nhiên, nó lại không làm tổn thương hay làm mòn men răng của bé. Đề phòng những trường hợp ngoài ý muốn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được kiểm tra (cho bé đi khám răng lần đầu tiên khi được 1 tuổi).

7. Trẻ co giật, bồn chồn khi ngủ

Một số trẻ khi ngủ hoặc buồn ngủ có hành vi co giật, bồn chồn. Thường những động tác này sẽ kéo dài vài giây và xảy ra vài lần mỗi phút. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào, trong vài phút hay vài giờ.

Cử động này không làm bé đau nhưng nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Đôi khi, tình trạng này có thể là biểu hiện của việc thiếu sắt hoặc axit folic, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề của trẻ. Ngoài ra, hội chứng chân tay bồn chồn có thể xảy ra ở một số trẻ với các dấu hiệu đi kèm như cảm giác khó chịu ở chân. Khi nghi ngờ trẻ mắc hội chứng này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để giúp trẻ ngủ ngon.

Một vấn đề khác mà cha mẹ cần lưu ý để con có được giấc ngủ ngon chính là cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... giúp hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan