Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 3 tuổi

Không ít các ông bố, bà mẹ trẻ “stress” vì không hiểu tại sao con mình bị suy dinh dưỡng trong khi vẫn chăm sóc con cẩn thận, chế độ ăn uống đầy đủ. Vậy nguyên nhân gây suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 3 tuổi là gì?

Nội dung được tư vấn chuyên môn bởi Th.S BS Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec

1. Tìm hiểu suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá mức cần thiết dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thời gian dài ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng khác nhau.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) suy dinh dưỡng thể nhẹ cân được chẩn đoán khi cân nặng của trẻ thấp hơn so với cân nặng chuẩn từ 80% trở xuống và được chia thành ba độ:

  • Độ 1: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt dưới 80% đến 70% so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.
  • Độ 2: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt dưới 70% đến 60% so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.
  • Độ 3: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt từ 60% trở xuống so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.

Ngoài biểu hiện về cân nặng, trẻ còn có biểu hiện hay quấy khóc, biếng ăn, gầy gò, ngủ không ngon, kém linh hoạt, hay buồn bực, không phát triển chiều cao,...

2. Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ suy dinh dưỡng

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ cha mẹ cần:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất hai năm. Chỉ cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ.
  • Cho trẻ bú đúng cách
  • Cho trẻ ăn thức ăn phong phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng
  • Tăng cường các hoạt động thể chất thường xuyên để kích thích sự thèm ăn
  • Cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Trẻ lớn hướng dẫn cho trẻ hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi như cho trẻ bơi, đạp xe, xà đơn, bóng rổ,... giúp cho trẻ tăng chiều cao tối ưu
  • Điều trị triệt để các bệnh lý tại đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân
  • Cần được tư vấn, thăm khám bởi chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được tư vấn và chữa trị các chứng rối loạn ăn uống và các rối loạn tâm thần khác có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ
  • Thêm các bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính
  • Không lạm dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh
  • Thường xuyên theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ bằng biểu đồ
  • Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Bác sĩ Nguyễn Nam Phong cho biết: Ngoài các biện pháp kể trên, cha mẹ có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng để góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ. Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào.

Thiếu kẽm gây biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ. Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như: lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bác sĩ Nguyễn Nam Phong cũng chia sẻ thêm: Cha mẹ cần lưu ý: nên lựa chọn sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, không nên lạm dụng cũng như không cho trẻ sử dụng một cách dồn dập, mà nên từ từ để trẻ thích nghi. Bổ sung sản phẩm thay thế nên có sự tư vấn của bác sĩ/ chuyên gia dinh dưỡng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan