Năm phát triển thứ hai của con bạn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bất kỳ bố mẹ nào cũng có rất nhiều thắc mắc và mong đợi khi chăm sóc trẻ 2 tuổi. Phổ biến là khi nào bé sẽ bắt đầu biết đi, biết nói và làm tất cả những hành động dễ thương như các bạn khác. Vậy cụ thể trẻ 2 tuổi biết làm gì?

1. Những bước đi đầu tiên

Những bước đi chập chững đầu tiên - một trong những cột mốc quan trọng nhất của trẻ ở giai đoạn này, thường đến vào đầu năm thứ hai. Lúc này con bạn có thể bước đi mà không cần sự giúp đỡ, tuy nhiên ban đầu sẽ khá loạng choạng, sau đó dần vững vàng hơn. Hầu hết trẻ em bắt đầu biết đi khi được khoảng 9 - 17 tháng tuổi, độ tuổi trung bình là khoảng 14 tháng tuổi. Dần dần, trẻ có thể kéo đồ chơi phía sau hoặc mang theo đồ chơi lớn trong khi đang đi.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Dạy trẻ tập đi: Những điều cần biết

2. Chạy lòng vòng

Nhiều phụ huynh đùa rằng đây chính là lúc “cuộc đua bắt đầu”. Khoảng 6 tháng sau khi mới có được những bước đi bộ chập chững đầu tiên, các bé sẽ chuyển sang giai đoạn chạy. Bố mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng vì chẳng bao lâu nữa bạn sẽ không thể đuổi kịp theo con mình.

Những bước đi đầu tiên, trẻ tập đi
Những bước đi đầu tiên của con

3. Leo trèo

Con bạn sẽ thực sự bắt đầu khám phá ngay khi bé nhận ra ngoài đứng nhón chân khi muốn với lấy vật gì đó, bé còn có thể trèo lên. Bé sẽ leo lên cầu thang và trèo lên đồ đạc, nội thất trong nhà - và một số trường hợp là trèo ra khỏi chiếc cũi đã từng là nơi rất an toàn. Bé cũng biết nắm giữ thành cầu thang khi đi lên và xuống để không té ngã.

Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cần thiết để bảo vệ trẻ trong giai đoạn này. Hãy để mắt cẩn thận khi chăm sóc trẻ 2 tuổi, nếu bé gần như có thể trèo ra khỏi chiếc cũi, hãy ngừng sử dụng chúng.

Trẻ leo trèo , bò cầu thang
Trẻ leo trèo khám phá

4. Đá bóng

Từ khi trẻ bắt đầu kiễng chân đến lúc đá được một quả bóng là bước tiến lớn. Trẻ nhỏ cần phối hợp các động tác để đá, cộng với khả năng suy đoán liệu quả bóng sẽ lăn hay bay cao sau cú đá đó. Nếu con bạn phát hiện ra rằng quả bóng cũng có thể nảy tưng, nhiều khả năng bé sẽ ném đồ chơi, thức ăn và các đồ vật khác để xem chúng có giống như vậy hay không.

5. Viết và vẽ nguệch ngoạc

Vẫn còn quá sớm để biết con bạn thực sự mang trong mình năng khiếu nghệ thuật hay không, tuy nhiên những bức vẽ nguệch ngoạc đầu tiên của trẻ là vô giá đối với các bậc phụ huynh.

Trong năm thứ hai, trẻ em có thể phát triển khả năng kiểm soát các cơ nhỏ ở tay và ngón tay tốt hơn. Đây được gọi là những kỹ năng vận động tinh, giúp trẻ 2 tuổi có thể viết hoặc vẽ nguệch ngoạc bằng bút màu, cũng như sử dụng thìa / muỗng khi ăn, xoay nắp các chai / lọ để đổ những thứ bên trong ra. Bé có thể dùng một tay bên này nhiều hơn tay còn lại, khi đó bạn cũng sẽ biết được đâu là tay thuận của con mình.

Viết và vẽ nguệch ngoạc
Trẻ tập viết và vẽ nguệch ngoạc trên giấy

6. Chơi trò đóng vai

Trí tưởng tượng của con bạn đang gần hơn với cuộc sống. Từ 18 - 24 tháng, não của trẻ 2 tuổi đã sẵn sàng để bắt đầu những trò chơi đóng vai “giả bộ”. Bạn có thể con gái nhỏ của mình đút cho một chú gấu bông ăn, hoặc bé trai nói chuyện với chiếc điện thoại đồ chơi. Bố mẹ nên ủng hộ, tham gia và tưởng tượng cùng trẻ trong những trò chơi này vì sẽ giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết khác.

7. Nói chuyện

Hiện tại, nhiều người cho rằng bé chỉ đang nói “lảm nhảm”, bâng quơ và ngẫu nhiên mà không có ý nghĩa gì cả. Nhưng thực tế vào khoảng 15 - 18 tháng, bố mẹ có thể tìm hiểu trẻ 2 tuổi biết nói gì và mong đợi được nghe những từ có ý nghĩa thực sự. Từ 18 - 24 tháng, hầu hết trẻ em bắt đầu sử dụng các cụm từ đơn giản, như "hết rồi!" hoặc "cái gì đây?”, hay lặp lại những từ ngữ nghe được trong cuộc trò chuyện của người lớn. Đến 2 tuổi, bạn thậm chí có thể nghe được 1 - 2 câu ngắn phát ra từ miệng con mình.

Trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi với sự phát triển ngôn từ

8. Chơi với bạn bè

Khi sắp được 3 tuổi, hầu hết trẻ em thể hiện sự thích thú khi được gặp gỡ và chơi đùa cùng những đứa trẻ khác. Theo lẽ tự nhiên, trẻ con ở độ tuổi này thường ích kỷ và rất khó nắm bắt được tâm trạng, lúc thì vui vẻ, hòa đồng, lúc lại giận dỗi, buồn bã. Bé có thể không sẵn sàng chia sẻ tất cả đồ chơi của mình cho các bạn khác, nhưng đây là một bước tiến lớn trong việc thiết lập những mối quan hệ xã hội đầu tiên. Nếu có thể, bố mẹ hãy thường xuyên đưa trẻ ra công viên chơi, giúp con hòa nhập với môi trường thiên nhiên và bạn bè xung quanh.

Phương pháp nuôi dạy của bố mẹ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời, cũng như ảnh hưởng đến việc trẻ 2 tuổi biết làm gì, trẻ 2 tuổi biết nói gì. Để giúp con hình thành những thói quen tốt và ngoan ngoãn hơn, phụ huynh hãy cho bé cùng tham gia vào những việc đơn giản hàng ngày, đừng quên dành lời khen ngợi, dạy bé chia sẻ đồ chơi, cũng như chỉ cách phân biệt và khuyến khích gọi tên những bộ phận cơ thể, con vật và vật dụng thông thường...

Để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan