Mẹo ngủ cho bé yêu

Việc giúp bé ngủ ngon có thể khó khăn đối với một cặp vợ chồng vì cả hai đều phải đi làm và bị thiếu ngủ. Vậy làm thế nào để vừa chia sẻ công việc, phân công nhiệm vụ, vừa giữ gìn mối quan hệ khi hai bạn đều cần nghỉ ngơi để làm việc vào ngày hôm sau?

1. Dành cho cặp đôi vừa mới có con: Lập kế hoạch ban đêm

1.1. Chọn thực hiện một thói quen trước khi ngủ

Giả sử cả hai vợ chồng đều không muốn nhận nhiệm vụ ru con ngủ một mình, hãy chọn thực hiện một trong những hoạt động để giúp con thư giãn, như tắm nước ấm, đọc sách hoặc hát ru...

1.2. Phân công nhiệm vụ hợp lý

Một trong hai bạn có cần dậy sớm để làm việc không? Nếu có, người không cần dậy sớm nên chịu trách nhiệm chăm sóc khi bé thức dậy lúc nửa đêm, và người phải dậy sớm sẽ đảm nhận cho con bú trước khi làm việc.

Ai là người dễ dàng trở lại giấc ngủ hơn? Ai là người phải mất nhiều thời gian trằn trọc mới ngủ được? Sau khi phân định, nhiệm vụ thức dậy chăm sóc bé vào lúc nửa đêm sẽ giao cho người dễ ngủ, người khó ngủ lại sau khi bị đánh thức sẽ dậy sớm cùng con.

1.3. Hiểu rằng chăm sóc bé nửa đêm không phải là nhiệm vụ của riêng người mẹ

Ngay cả khi mẹ đang cho con bú, vẫn không có nghĩa là chính mẹ phải thức dậy chăm sóc bé giữa đêm. Nếu người mẹ cũng cần đi làm vào ngày hôm sau, hãy hút sữa trước để người chồng có thể sử dụng bình sữa này cho em bé bú khi đến “ca trực” giữa đêm.

1.4. Thay phiên nhau

Một vài cặp vợ chồng chọn thay ca nhiều lần trong đêm, số khác luân phiên chăm sóc em bé suốt một đêm và cách ngày (2-4-6 và 3-5-7). Vào cuối tuần, nhiều cặp đôi cho nhau cơ hội được nghỉ ngơi cả ngày và cách tuần (tuần chẵn và tuần lẻ), hoặc ngủ cả buổi sáng rồi trực đêm và ngược lại. Vấn đề chỉ là cả hai phải tìm cách chia sẻ cho nhau.

Trẻ quấy khóc ban đêm
Một vài cặp vợ chồng chọn thay ca nhiều lần trong đêm, số khác luân phiên chăm sóc em bé suốt một đêm và cách ngày

2. Dành cho bố mẹ có con từ 4 tháng trở lên: Huấn luyện giấc ngủ

2.1. Thống nhất trước khi thực hiện

Nên thảo luận với người bạn đời về phương pháp huấn luyện giấc ngủ phù hợp nhất với gia đình bạn trước khi thực hiện. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè và người thân về hiệu quả của cách để trẻ ngủ nhanh họ đã làm. Đừng quên tìm hiểu kỹ thông tin của từng phương pháp. Khi thực hiện một kế hoạch mà cả 2 đều đồng ý, cơ hội thành công sẽ cao hơn và ít có khả năng tranh cãi hơn, ngay cả khi hai bạn đã quá mệt mỏi.

2.2. Không thảo luận về chuyện này sau nửa đêm

Mọi kế hoạch giúp bé ngủ ngon đều phải được thống nhất trước giờ đi ngủ. Giữa đêm là khoảng thời thời gian mà sự kiên nhẫn giảm dần, trong khi tính khí tiêu cực của bạn có thể bắt đầu bùng phát.

Theo chuyên gia trị liệu cho nhiều người mới làm bố mẹ, 1:30 sáng không phải là lúc để đưa ra quyết định hay triết lý mới. Nếu nghĩ ra điều gì đó vào lúc này, hãy cố gắng không nói ra và để dành cuộc thảo luận đến ngày hôm sau.

2.3. Chấp nhận không ngủ đủ giấc

Bạn sẽ không bao giờ ngủ đủ giấc, vì vậy hãy bình thường hóa tình trạng này. Đây là thực tế của các cặp đôi khi chào đón thành viên nhỏ mới, và bạn chỉ còn cách cố gắng chấp nhận.

2.4. Hãy tử tế với nhau

Điều này thật khó đối với tất cả mọi người có con nhỏ. Đừng nghĩ rằng bạn đang làm sai điều gì đó, hoặc ngược lại, người ấy không làm tốt được việc gì. Hãy thư giãn bất cứ khi nào có thể và tha thứ cho nhau trước khi căng thẳng xảy ra vào lúc 2 giờ sáng - thời điểm mà cơ thể và đầu óc chúng ta không ở trạng thái tốt nhất.

2.5. Thoải mái với nhau

Hãy nhớ rằng 2 vợ chồng bạn đang ở cùng một phe, cùng mong muốn giúp bé ngủ ngon và chăm sóc gia đình thật toàn vẹn. Nếu mọi chuyện trở nên tồi tệ, hãy cùng nhau uống tách cà phê thư giãn.

em bé sơ sinh ở cùng phòng cha mẹ
Khi em bé đã chìm vào giấc ngủ ban đêm, hai vợ chồng bạn cũng nên tranh thủ đi ngủ

3. Mẹo cho bé ngủ từ những phụ huynh khác

3.1. Ngủ khi em bé ngủ

Khi em bé đã chìm vào giấc ngủ ban đêm, hai vợ chồng bạn cũng nên tranh thủ đi ngủ. Nếu bé thức dậy, người vợ sẽ cho con bú. Sau khi bú đã no, nếu bé vẫn trằn trọc, người chồng sẽ làm nhiệm vụ dỗ bé ngủ lại.

3.2. Để người ấy chọn nhiệm vụ muốn làm

Sau bữa cơm tối, bạn có thể hỏi người chồng muốn rửa bát hay dỗ em bé ngủ. Để anh ấy chọn một nhiệm vụ tùy ý và bạn thực hiện công việc còn lại.

3.3. Thay phiên nhau

Nếu cả hai bạn đều làm việc toàn thời gian và kiếm được thu nhập tương đương nhau, thì việc phân chia nhiệm vụ chăm sóc em bé và công việc nhà theo tỷ lệ 50/50 là công bằng, không có gì phải tranh cãi.

Có nhiều cách thay ca đa dạng, phù hợp với lịch trình và sức khỏe của 2 vợ chồng. Bạn sẽ trực và làm mọi công việc từ 10 giờ tối đến 3 giờ sáng, và anh ấy sẽ đảm nhận thời gian sau đó. Làm như vậy, cả hai đều có thể ngủ, thậm chí là nghỉ ngơi ngay cả trong ca trực nếu bé không thức dậy nhiều lần.

3.4. Phối hợp và giao tiếp

Một số cặp đôi thống nhất để bé khóc trong 10 phút nếu thức dậy giữa đêm. Khi vượt qua khoảng thời gian đó, bé tự ngừng khóc và ngủ lại có thể được xem là thành công chung.

Một lịch trình khác được gợi ý bởi cặp đôi đều làm việc toàn thời gian như sau:

  • Vợ cho con bú lúc 9:30 tối
  • Chồng bế con vào nôi và ru ngủ
  • Khi bé thức dậy vào 4:30 sáng, chồng thay tã cho con
  • Sau đó mẹ cho con bú
  • Bé và cả nhà có thể tiếp tục ngủ đến 7 - 8 giờ sáng.
Trẻ khóc đêm
Một số cặp đôi thống nhất để bé khóc trong 10 phút nếu thức dậy giữa đêm. Khi vượt qua khoảng thời gian đó, bé tự ngừng khóc và ngủ lại có thể được xem là thành công chung

Đàm phán

Khi cả hai vợ chồng đều đi làm, một cặp đôi đã đạt được thỏa thuận trước khi bé chào đời. Cụ thể, người chồng sẽ là đảm nhận vai trò chính nếu bé thức dậy giữa đêm, vì vợ rất khó ngủ lại sau khi đã thức. Ngược lại, người vợ sẽ đảm nhận tất cả nhiệm vụ thay tã, vì bố cảm thấy mình không thể xử lý tốt được công việc này.

Theo chuyên gia tâm lý học lâm sàng, cả hai hãy nói lên nhu cầu giấc ngủ của cá nhân và cố gắng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ khác nhau. Nếu một người thích dậy sớm và người còn lại thường xuyên thức khuya, hãy nhận nhiệm vụ giúp bé ngủ ngon theo ca. Cố gắng phân chia nhiệm vụ sao cho hợp lý, dựa những điểm mạnh và điểm yếu của nhau.

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan