Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé

Có nhiều loại thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé. Mỗi loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em có những tác dụng khác nhau như giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng, điều trị nhiễm khuẩn, dưỡng ẩm,... Vậy việc sử dụng những loại thuốc này, đặc biệt là thuốc bôi viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?

1. Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh phổ biến, thường khởi phát do nhiều yếu tố, nhưng trước tiên là do rối loạn hệ miễn dịch (do di truyền) khiến cho chức năng bảo vệ của làn da bị suy giảm. Khi đó, nếu tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng da sẽ khởi phát bệnh viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa là một bệnh rất khó điều trị dứt điểm, bệnh thường xuyên tái phát theo từng đợt, ngay cả khi trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, khi khởi phát, bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ vùng da mặt, tay và chân. Ở những trẻ lớn hơn, vùng da bị viêm thường là khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân. Trường hợp nặng bệnh có thể xuất hiện ở toàn thân.

Viêm da cơ địa thường gây ngứa, khiến trẻ khó chịu và hay dùng tay để gãi, ngoài ra cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Trong chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm da cơ địa, cần lưu ý một số yếu tố sau có thể khiến bệnh trở nặng và hay tái phát như:

  • Thiếu độ ẩm: Môi trường sống có độ ẩm thấp thường gây khô da. Nếu không chú ý dưỡng ẩm cho da có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa tiến triển xấu hơn và gây khó chịu cho trẻ.
  • Tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da: Trẻ bị viêm da cơ địa cần tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, ...
  • Thời tiết: Thời tiết khô nóng khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, nếu mặc quần áo nóng bức, không thấm hút mồ hôi tốt cũng có thể gây kích ứng da và khiến cho viêm da cơ địa trở nên nặng hơn.
  • Nhiễm khuẩn: Trẻ bị viêm da cơ địa nếu để da tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn rất dễ gây nhiễm trùng trên da và sưng đau.
  • Các yếu tố khác: Trẻ bị viêm da cơ địa thường có nguy cơ cao bị dị ứng với hóa chất hoặc thực phẩm.

Đối với bệnh viêm da cơ địa, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để và dứt điểm. Các biện pháp điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát hoặc gây biến chứng. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế các yếu tố nêu trên để làm giảm nguy cơ tiến triển nặng.

2. Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé

Viêm da cơ địa là bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, nếu không điều trị, bệnh thường xuyên tái phát có thể khiến quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.

Điều trị viêm da cơ địa chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi trên da nhằm mục giảm tình trạng ngứa và viêm da, dưỡng ẩm, bảo vệ da, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát và điều trị nhiễm trùng (nếu có).

Trong điều trị, cần lưu ý một số thông tin khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em để tránh những tương tác hoặc tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, cụ thể như sau:

  • Thuốc điều trị có chứa corticoid: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm da trong giai đoạn cấp tính, khi bệnh gây ra các triệu chứng như nổi mụn nước, đỏ da, ngứa. Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé có chứa corticoid chỉ nên bôi từ 1 - 2 lần/ngày và thời gian điều trị tối đa là 2 tuần để tránh gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi chuyển qua giai đoạn điều trị duy trì, chỉ nên dùng từ 1 - 2 lần/tuần. Khi bôi thuốc, chỉ được bôi lên vùng da có mụn nước, ngứa đỏ, bong vảy, tránh bôi rộng và nên bôi nhẹ nhàng để thuốc được ngấm vào da. Tốt nhất là nên đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em. Đối với thuốc corticoid, cần lưu ý không được bôi thuốc lên vùng da mỏng (da mặt) hoặc dày (bàn tay, bàn chân) để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Sản phẩm dưỡng ẩm: Trong điều trị viêm da cơ địa, sản phẩm dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm khô da. Có nhiều loại sản phẩm dưỡng ẩm, từ dạng mỡ, kem, sữa để bôi. Mặc dù không phải là thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé, nhưng sản phẩm dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nhờ cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da. Vì vậy, cần sử dụng đều đặn và thường xuyên. Đối với sản phẩm dạng bôi, nên sử dụng từ 2 - 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn khi thời tiết hanh khô và thiếu độ ẩm. Bôi lên những vùng da khô và ngay cả khi triệu chứng thuyên giảm vẫn cần bôi duy trì. Đối với sản phẩm dạng tắm, nên tắm với nước ấm và không tắm quá lâu. Sau khi tắm xong thì dùng khăn mềm và khô để lau nhẹ, tránh chà xát quá mạnh.
  • Thuốc bôi kháng sinh: Trong một số trường hợp viêm da cơ địa nặng với các triệu chứng mụn mủ, chảy dịch, để điều trị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi viêm da cơ địa cho béthuốc kháng sinh. Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh là chỉ được sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường từ 7 - 10 ngày.
  • Thuốc kháng histamin: Một số loại thuốc kháng histamin có thể được bác sĩ chỉ định nhằm làm giảm triệu chứng ngứa ở trẻ bị viêm da cơ địa. Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh để giảm ngứa là chỉ được sử dụng khi bác sĩ yêu cầu. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ vì đây là loại thuốc giới hạn độ tuổi sử dụng. Việc mua và dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Khi dùng thuốc bôi viêm da cơ địa cho bé cần lưu ý dùng đều đặn và thường xuyên với liều dùng, cách sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Cần duy trì việc dưỡng ẩm cho da ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm để phòng ngừa tái phát.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan