Làm gì khi trẻ 1-3 tuổi hay gây hấn, đánh và cắn người khác?

Giúp con bạn học cách quản lý những cảm xúc và phản ứng mạnh mẽ khi chúng nhận thức được bản thân là những cá thể riêng biệt với cha mẹ và những người quan trọng khác trong thế giới của chúng. Điều quan trọng là phải dạy cho con bạn biết rằng có nhiều cách để thể hiện cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh và không gây tổn thương.

Khoảng thời gian trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi là một khoảng thời gian thú vị. Điều này có nghĩa là trẻ háo hức khẳng định bản thân, thể hiện những điều trẻ thích và không thích, và đôi khi có hành động gây hấn, đánh người khác. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn hạn chế về khả năng tự chủ và chỉ mới bắt đầu học các kỹ năng quan trọng như chờ đợi, chia sẻ và thay đổi quan điểm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ có cách tốt nhất khi trẻ hay gây hấn, đánh và cắn người khác một cách hiệu quả.

1. Tại sao trẻ trở nên hung hăng?

Trong thời điểm từ 1 đến 3 tuổi, trẻ thường hay gây hấn, đánh và cắn người khác, đây được coi là một số biểu hiện hung hăng của trẻ. Có thể những hành vi này gây sốc cho cha mẹ và những người xung quanh, nhưng nó lại là một trong quá trình phát triển của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu học với các kỹ năng mới như ngôn ngữ, tập đi, tự lập,... thì khả năng kiểm soát xung động chưa phát triển khiến trẻ em ở độ tuổi này hiếu động và dễ gây hấn, đánh và cắn người khác. Nadine Block, người sáng lập Trung tâm Kỷ luật Hiệu quả ở Columbus, Ohio, đã cho biết: “Đánh và cắn ở một mức độ nào đó là hoàn toàn bình thường đối với trẻ mới biết đi”, vì thế các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, hoang mang khi trẻ có những biểu hiện đó.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các phụ huynh nên bỏ qua nó, các phụ huynh cần đảm bảo sẽ chỉ bảo cho trẻ biết rằng hành vi hung hăng là không thể chấp nhận được và chỉ cho trẻ những cách khác để thể hiện cảm xúc của mình. Ban đầu có thể trẻ sẽ không làm theo ý của cha mẹ nên sự kiên trì là điều thiết yếu trong việc dạy trẻ cách cư xử đúng mực, tạo cho trẻ những thói quen tốt từ nhỏ.

Trẻ 15 tháng quấy khóc
1 đến 3 tuổi trẻ thường hay gây hấn, đánh và cắn người khác

2. Các bậc cha mẹ có thể làm gì khi trẻ trở nên hung hăng?

Trước tiên, giữ bình tĩnh là điều thiết yếu đối với các phụ huynh. Sự thật là khi la mắng, quát nạt và đánh trẻ không khiến trẻ thực hiện những thay đổi tích cực đối với hành vi của bản thân trẻ mà chỉ khiến trẻ tồi tệ hơn. Các phụ nên bình tĩnh nói chuyện với trẻ, đưa ra những ví dụ thiết thực để trẻ có thể hiểu và nhận thấy rằng trẻ có thể kiểm soát được tính khí của bản thân, giúp trẻ học được cách kiềm chế.

  • Đặt giới hạn rõ ràng: Các phụ huynh cần có phản ứng ngay lập tức khi trẻ tỏ ra hung hăng, cần một đến hai phút để đưa trẻ ra khỏi tình huống đó. Điều này sẽ giúp trẻ hạ nhiệt và sau một thời gian, trẻ sẽ có sự kết nối hành vi của mình với hậu quả của hành vi đó, từ đó nhận thức rằng việc trẻ đánh hoặc cắn là không tốt và trẻ sẽ không thực hiện hành động đó.
  • Củng cố những hành vi tốt: Thay vì để trẻ chỉ chú ý tới những hành vi của bản thân mình là sai trái, các phụ huynh cố gắng khiến trẻ trở nên tốt hơn. Ví dụ khi trẻ yêu cầu chơi xích đu mà lại đang có trẻ khác chơi ở đó, các phụ huynh nên động viên cho trẻ tới chỗ bạn đó và nói nguyện vọng của bản thân mình, khen trẻ để trẻ có động lực tiếp tục những hành vi đó. Theo thời gian, trẻ sẽ nhận thức được lời nói của mình có ảnh hưởng, tác động tới người xung quanh hơn, cảm thân bản thân là một phần trong cuộc sống của những người thân.
  • Đưa ra các hệ quả logic: Đôi khi các phụ huynh sẽ gặp trường hợp như trẻ chơi bóng trong trung tâm vui chơi và bắt đầu ném bóng vào những đứa trẻ khác, hãy lập tức đưa trẻ ra ngoài. Khi đó, các phụ huynh nên ngồi xuống với trẻ và để trẻ xem các bạn khác chơi bóng như thế nào, giải thích cho trẻ rằng trẻ có thể quay lại chơi khi đã sẵn sàng tham gia mà không làm tổn thương tới những trẻ xung quanh.
  • Tránh giảng giải hoặc lý luận với trẻ: Có thể nhiều trẻ sẽ chưa có khả năng tưởng tượng mình ở vị trí của một đứa trẻ khác hoặc thay đổi hành vi của trẻ mà chỉ dựa vào lời nói của phụ huynh. Nhưng trẻ có thể nhận thức được hậu quả của các hành vi đó, các phụ huynh chỉ cần nói đơn giản nhất để trẻ hiểu được hậu quả của các hành vi đó như thế nào.

  • Kỷ luật nhất quán: Tạo cho trẻ những thói quen tốt bằng các kỷ luật, càng nhiều kỷ luật đối với trẻ sẽ càng tốt, mức độ kỷ luật trẻ sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề trẻ gây nên. Đôi khi chỉ là phạt trẻ đứng im ở góc tường, phạt không cho trẻ đi chơi,... đủ để trẻ nhận ra lỗi lầm của bản thân.
  • Dạy các lựa chọn thay thế: Các phụ huynh nên chờ cho đến khi trẻ ổn định tâm lý, sau đó bình tình và xem lại những gì đã xảy ra đối với trẻ. Hỏi trẻ xem trẻ có thể giải thích tại sao lại cư xử như thế, nguyên nhân từ đâu khiến trẻ trở nên hung hăng như vậy. Từ đó các phụ huynh có thể rút ra được các sở thích, tính cách của trẻ và tìm hướng thay đổi cho trẻ.
  • Nhấn mạnh với trẻ về cảm xúc: Việc chỉ cho trẻ học những cảm xúc cũng là một điều quan trọng, các phụ huynh cần nhấn mạnh để trẻ hiểu được cảm xúc là điều tự nhiên nhưng không thể thực hiện chúng bằng cách đánh, đá, đấm hoặc cắn. Các phụ huynh nên khuyến khích trẻ tìm được cách biểu đạt cảm xúc hiệu quả hơn như sử dụng từ ngữ hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.
  • Khuyến khích trẻ học cách xin lỗi: Khi trẻ mắc lỗi, đặc biệt đối với những người xung quanh thì xin lỗi là một điều nên làm. Lời xin lỗi từ chính bản thân trẻ sẽ khiến đối phương cảm thấy thỏa mái hơn. Các phụ huynh cần chỉ cho trẻ những trường hợp cần phải nghiêm túc xin lỗi và không được thực hiện lặp lại hành động đó nữa. Lời xin lỗi của trẻ lúc đầu có thể sẽ thiếu chân thành nhưng cuối cùng, bài học nhận được sẽ thấm thía hơn.
  • Lưu ý tới thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Phim hoạt hình hay các trò chơi kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông khác được thiết kế cho trẻ nhỏ có thể chứa nhiều tiếng la hét, đe dọa, thậm chí có những hành động bạo lực như xô đẩy, đánh nhau. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hành vi của trẻ khi chúng lớn lên. Một số chuyên gia lo ngại rằng việc sử dụng màn hình cũng cản trở sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ em. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích các phụ huynh không nên xem tivi và các màn hình khác (bao gồm điện thoại, máy tính và máy tính bảng) cho đến khi trẻ được ít nhất 18 tháng sau sinh (ngoại trừ các cuộc trò chuyện video ngắn với người lớn). Đến khi trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, các phụ huynh hãy giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ không quá một giờ mỗi ngày và chọn phương tiện truyền thông chất lượng cao, phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt nếu trẻ có vẻ dễ có hành vi hung hăng thì cần loại bỏ chương trình đó. Bên cạnh đó, các phụ huynh có thể xem các chương trình với trẻ và kiểm tra trẻ khi trẻ chơi trò chơi.
Nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt mới nhìn rõ: cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi
Một số phương tiện truyền thông có thể ảnh hưởng đến trẻ

  • Thảo luận với trẻ: Thảo luận với trẻ về cách các nhân vật giải quyết xung đột và nghĩ ra cách tốt hơn để giải quyết xung đột cũng là một cách hữu ích cho trẻ. Hãy lắng nghe xem trẻ sẽ làm gì trong những trường hợp đó và giải thích cho trẻ nên làm như thế.
  • Để trẻ hoạt động: Hoạt động là một cách để trẻ giải phóng nguồn năng lượng dồi dào của trẻ, nếu không được đốt cháy năng lượng ấy thì ở nhà trở thành nỗi kinh hoàng của trẻ. Đối với trẻ hiếu động, thích tham gia các hoạt động vui chơi thì tốt nhất vẫn nên để trẻ tự do, thỏa mái hoạt động để thoát hơi nước và giải phóng năng lượng.
  • Nhận sự giúp đỡ từ bác sĩ nếu cần thiết: Đôi khi sự hung hăng của trẻ vượt quá khả năng kiểm soát của cha mẹ, các phụ huynh nên nói chuyện với bác sĩ của trẻ nếu:
  • Trẻ trở nên hung dữ bất thường trong thời gian hơn một vài tuần.
  • Trẻ dường như sợ hãi hoặc khó chịu những đứa trẻ khác.
  • Trẻ gây gổ, tấn công người lớn.
  • Khi những nỗ lực của các phụ huynh để kiềm chế hành vi của trẻ không có tác dụng nhiều, trẻ hoàn toàn không nghe lời, thậm chí là chống đối.

Khi đó, các phụ huynh cùng bác sĩ nên cùng nhau tìm ra nguồn gốc của vấn đề hành vi của trẻ và giúp trẻ vượt qua nó. Ngoài ra, nếu tình trạng của trẻ khó giải quyết hơn thì các phụ huynh có thể tìm một số chuyên gia tâm lý cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, askdrsears.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan