Hướng dẫn truyền dịch ở trẻ bị sốc kèm suy dinh dưỡng nặng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Truyền dịch cho trẻ suy dinh dưỡng bị sốc cần được thực hiện ngay lập tức và nhanh chóng vì sốc là dấu hiệu cấp cứu. Trong quá trình truyền dịch để điều trị sốc ở trẻ em, cần theo dõi trẻ sát sao để kịp thời xử trí những tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Điều trị sốc ở trẻ em

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, sốc là dấu hiệu cấp cứu nguy hiểm cần được điều trị ngay lập tức. Trẻ suy dinh dưỡng bị sốc sẽ có dấu hiệu như:

Để điều trị sốc ở trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng nặng, truyền dịch là phương pháp điều trị cần được thực hiện đúng kỹ thuật, nhanh chóng, với liều lượng, tốc độ truyền dịch phù hợp cân nặng, tuổi tác của trẻ.

2. Hướng dẫn truyền dịch cho trẻ suy dinh dưỡng nặng bị sốc

  • Lập đường truyền tĩnh mạch.
  • Lấy máu để thực hiện các xét nghiệm cấp cứu.
  • Tính lượng dịch truyền dựa theo cân nặng của trẻ (có thể ước chừng hoặc cân trẻ.
Truyền dịch
Hướng dẫn truyền dịch cho trẻ suy dinh dưỡng nặng bị sốc
  • Chọn dịch truyền gồm Ringer’s lactate với 5% glucose (dextrose); Half-strength Darrow’s solution với 5% glucose (dextrose); 0,45% NaCl trong 5% glucose (dextrose).
  • Truyền tĩnh mạch với liều lượng 15ml/kg trong 1 giờ, cụ thể: cân nặng của trẻ là 4kg - truyền 60ml/giờ; 6kg - 90ml/giờ; 8kg - 120ml/giờ; 10kg - 150ml/giờ; 12kg - 180ml/giờ; 14kg - 210ml/giờ; 16kg - 240ml/giờ; 18kg - 270ml/giờ.
  • Khi bắt đầu truyền dịch cho trẻ suy dinh dưỡng bị sốc sau mỗi 5 - 10 phút trong quá trình truyền dịch, cần theo dõi và đếm mạch, độ nảy, nhịp thở của trẻ.
  • Nếu tình trạng sốc được cải thiện (với các biểu hiện như mạch mạnh hơn, chậm lại, hoặc thở chậm hơn) và trẻ không có bằng chứng của phù phổi thì truyền tĩnh mạch lặp lại 15ml/kg trong 1 giờ. Sau đó, bù nước cho trẻ bằng dung dịch uống (hoặc đặt sonde dạ dày) ReSoMal với liều lượng 10ml/kg/giờ trong 10 giờ. Cho trẻ ăn lại với công thức F-75.
  • Nếu sau khi truyền dịch cho trẻ suy dinh dưỡng 2 liều mà tình trạng sốc không cải thiện, thì duy trì truyền dịch với liều lượng 4ml/kg/giờ trong khi chờ truyền máu. Khi đã có dung dịch máu để truyền, truyền máu tươi toàn phần với tốc độ chậm, liều lượng 10ml/kg trong 3h (nếu trẻ bị suy tim cần sử dụng hồng cầu lắng). Sau đó, bắt đầu cho trẻ ăn lại với công thức F-75 và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.

Nếu điều trị sốc ở trẻ em bằng truyền dịch khiến tình trạng xấu hơn (với dấu hiệu như nhịp thở tăng 5 lần/phút, mạch đập nhanh hơn 15 lần/phút, gan to, ran ẩm ở phổi, tĩnh mạch cổ nổi, nghe tim có gallop), thì cần ngưng truyền dịch vì trẻ có thể bị phù phổi cấp.

Trẻ suy dinh dưỡng bị sốc cần được cấp cứu truyền dịch ngay lập tức và nhanh chóng. Trong quá trình truyền dịch, trẻ cần được theo dõi sát để xử trí kịp thời những biến cố có thể xảy ra.

Suy dinh dưỡng thai dẫn đến bệnh đa hồng cầu
Trẻ suy dinh dưỡng bị sốc cần được cấp cứu truyền dịch ngay lập tức

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Nhi - Sơ sinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan