Hướng dẫn cách chơi tuyệt vời cho trẻ mới biết đi

Mặc dù những đứa trẻ mới biết đi có thế thích chơi với những đứa trẻ khác hơn là chơi một mình. Tuy nhiên, trong khi những đứa trẻ vui chơi cùng nhau có thể xảy ra việc tranh giành đồ chơi và trẻ mới biết đi cũng khó để chơi các trò chơi hợp tác. Đâu là cách chơi tuyệt vời cho trẻ mới biết đi?

1. Trẻ mới biết đi có muốn chơi cùng những đứa trẻ khác không?

Trẻ mới biết đi có thể nhận thức về thế giới xã hội xung quanh mình ở một mức độ nào đó, trẻ nhận biết được các mối quan hệ như bạn bè và người quen của mình. Tuy nhiên, trẻ luôn nghĩ rằng mình là trung tâm thế giới đó, trẻ mơ hồ biết rằng có những người khác quan tâm mình nhưng không biết mọi người nghĩ như thế nào hoặc cảm thấy thế nào. Trẻ luôn nghĩ mọi người sẽ nghĩ về mọi thứ giống như mình.

Cách nhìn của trẻ mới biết đi về thế giới như vậy thường khiến cho trẻ khó chơi với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ chơi cùng những đứa trẻ khác nhưng lại tranh giành đồ chơi với nhau. Và những đứa trẻ khó có thể chơi các trò chơi cần sự hợp tác.

Bé sẽ thích ở bên cạnh và quan sát những đứa trẻ khắc, đặc biệt là những đứa trẻ lớn hơn một chút. Bé có thể bắt chước hành động của những trẻ khác. Trẻ có thể đối xử với các bé khác giống như cách trẻ làm với búp bê như chải tóc,... Nhưng trẻ sẽ tỏ ra ngạc nhiên hoặc phản kháng lại khi những đứa trẻ khác làm điều tương tự với mình.

Chia sẻ là một thuật ngữ vô nghĩa với một đứa trẻ mới biết đi. Trẻ ở độ tuổi này luôn tin rằng mình xứng đáng được chú ý. Trẻ tự cho mình là trung tâm, cho nên việc trẻ tranh giành đồ chơi và sự chú ý thường xuyên xảy ra và có thể dẫn đến việc trẻ đánh nhau.

Trẻ mới biết đi bắt đầu bộc lộ tính chiếm hữu đối với những món đồ chơi mà trẻ biết là của mình. Nếu một đứa trẻ khác lấy đồ chơi của trẻ, hoặc thậm chỉ chỉ là chạm vào, trẻ sẽ phản ứng ngay, trẻ có thể lao đến và giành lại món đồ chơi đó.

Trẻ em ở độ tuổi này có rất ít nhận thức về cảm xúc của người khác. Ngay cả khi trẻ khám phá hoặc thể hiện tình cảm, trẻ có thể chọc vào mắt nhau hoặc vỗ về hơi mạnh quá. Khi trẻ khó chịu, trẻ có thể đánh hoặc tát mà không nhận ra rằng mình đang làm tổn thương những đứa trẻ khác.

Chính vì vậy, khi trẻ chơi với nhau, bạn cần cảnh giác, luôn quát sát trẻ, kéo trẻ ra khi trẻ thể hiện sự khó chịu để ngăn chặn việc trẻ đánh nhau, đồng thời chuyển hướng trẻ đến các cách chơi thân thiện hơn.

Trẻ tập đi
Trẻ em ở độ tuổi này có rất ít nhận thức về cảm xúc của người khác

2. Cách chơi tuyệt vời cho trẻ mới biết đi

2.1. Lên lịch hẹn cho trẻ chơi với bạn

  • Nhận tín hiệu từ trẻ: để tìm ra ai có thể trở thành một người bạn chơi tốt cho bé, bạn hãy xem bé có vẻ bị thu hút bởi bé nào khi ở trong nhà trẻ hoặc trên sân chơi. Nếu trẻ đủ lớn để bày tỏ sở thích, hãy hỏi bé xem bé muốn chơi cùng ai.

Trẻ mới biết đi có thể chơi với những đứa trẻ khác mà không nhất thiết phải bằng tuổi. Ghép đôi trẻ ở các độ tuổi khác nhau có một số lợi thế như: trẻ lớn hơn có thể hướng dẫn cách chơi cho trẻ nhỏ hơn và trẻ có thể thích thú khi trở thành "trẻ lớn".

Mối quan hệ giữa bạn và bố mẹ hoặc người chăm sóc của đứa trẻ kia cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của những đứa trẻ. Nếu phụ huynh của những đứa trẻ có cách nuôi dạy con cái và kỷ luật khác nhau, thì con cái của họ khó có cơ hội được chơi cùng nhau.

  • Giới hạn ngày chơi cho một người bạn của trẻ tại một thời điểm nhất định. Nếu không, có thể khiến cho trẻ cảm thấy như bị bỏ rơi và việc chia sẻ đồ chơi trở nên khó khăn hơn nhiều.
  • Giới hạn giờ chơi: Một giờ là tốt cho lần đầu tiên trẻ chơi cùng nhau, và hai giờ là đủ để những đứa trẻ là người bạn tốt có thể chơi cùng nhau. Hãy chuẩn bị kết thúc buổi chơi đùa sớm nếu một trong hai đứa trẻ mệt mỏi hoặc cáu kỉnh.

Chuẩn bị đồ ăn nhẹ phù hợp cho từng đứa trẻ: Các cuộc vui chơi thường không thể thiếu đồ ăn nhẹ, vì vậy tốt hơn hết bạn nên hỏi trước các bậc phụ huynh khác về việc liệu con họ có bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm nào hay không. Đồng thời, điều đó cũng giúp cho bạn biết những đứa trẻ khác thích ăn gì.

2.2. Chuẩn bị cho một ngày chơi với trẻ

  • Cất đồ chơi yêu thích của trẻ: Trẻ sẽ không đủ hào phóng để có thể chia sẻ những món đồ chơi yêu quý nhất của mình cho những người bạn khác. Trước khi những người bạn của bé đến, bạn hãy cất đi những món đồ chơi mà bạn biết rằng trẻ có thể sẽ không muốn chia sẻ với những đứa trẻ khác.
  • Đưa ra những đồ chơi dễ chia sẻ: Như một bộ xe lửa, các khối hoặc bột chơi là những loại đồ chơi trẻ dễ chia sẻ với những người bạn của mình. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn đồ chơi mà trẻ sẽ không ngại chia sẻ với người khác. Nhưng đừng ngạc nhiên nếu trẻ đột nhiên cố gắng đòi một món đồ chơi bị bỏ quên ngay khi đứa trẻ khác quan tâm đến nó.

Hãy sẵn sàng để nghỉ ngơi: Bạn cũng cần lên kế hoạch cho một hoạt động yên tĩnh như một cuốn sách để đọc cùng nhau trong trường hợp bọn trẻ cần thời gian nghỉ ngơi.

Vui chơi với trẻ
Trẻ mới biết đi có thể chơi với những đứa trẻ khác mà không nhất thiết phải bằng tuổi

2.3. Tổ chức các hoạt động cho ngày vui chơi với trẻ

  • Bắt đầu vui chơi cùng nhau: Bạn hãy dành một chút thời gian để giúp bọn trẻ tham gia vào một hoạt động chung như xếp khối xây dựng hoặc chơi xe đua đồ chơi.

Nếu cả hai đứa trẻ đều dưới 2 tuổi, chúng có thể sẽ thích chơi một mình hơn là với nhau. Điều này không có nghĩa là ngày vui chơi bạn đưa ra sẽ bị phá sản. Cách đơn giản là hãy cho những đứa trẻ này chơi cạnh nhau để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng .

  • Đưa ra các lựa chọn cho trẻ: Thiết lập một số hoạt động chơi đơn giản, bọn trẻ có thể lựa chọn. Ví dụ, đặt giấy và bút chì màu hoặc sơn ngón tay, hoặc dự trữ một hộp cát với xẻng và thùng cho trẻ chơi cùng nhau.
  • Luôn ở gần trẻ: Trẻ mới biết đi chỉ đang học cách tương tác với nhau, vì vậy, bạn và phụ huynh của những đứa trẻ khác nên ở gần và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần hướng dẫn một chút. Bạn không chỉ có thể theo dõi chúng để đảm bảo chúng an toàn mà còn có thể để ý xem đã đến lúc thay đổi hoạt động hay chưa.

Làm sạch khu vực trẻ chơi trước khi bạn đi: Giúp bọn trẻ dọn dẹp sau khi kết thúc một hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo để bạn không bị bỏ lại với một mớ hỗn độn lớn sau ngày vui chơi của trẻ.

2.4. Giải quyết xung đột giữa những đứa trẻ

  • Hãy để trẻ cố gắng giải quyết vấn đề của riêng chúng: Trong khi bạn để mắt đến lũ trẻ trong suốt thời gian chúng chơi với nhau, bạn không nên can thiệp ngay khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Nếu bạn chờ một chút thời gian, bọn trẻ có thể tự giải quyết được.
  • Biết khi nào cần can thiệp: Nếu bọn trẻ cứ cãi nhau, một bữa ăn nhẹ hoặc một hoạt động mới có thể giúp mọi thứ trở lại đúng hướng. Nhưng nếu tại bất kỳ thời điểm nào xung đột leo thang thành hành vi gây hấn về thể chất, thì đã đến lúc bạn phải can thiệp và tách bọn trẻ ra. Nếu trẻ tiếp tục đánh nhau, hãy xem xét kết thúc ngày vui chơi sớm hơn dự kiến.

Ghi nhận những điều tích cực của trẻ: Bạn nên khuyến khích và ghi nhận những hành vi tốt của trẻ trong khi trẻ chơi cùng nhau.

Những bước đi đầu tiên, trẻ tập đi
Bạn nên khuyến khích và ghi nhận những hành vi tốt của trẻ trong khi trẻ chơi cùng nhau

2.5. Nói lời tạm biệt

  • Đưa ra thông báo công bằng cho tất cả những đứa trẻ: Khi gần đến giờ kết thúc cuộc vui chơi, hãy nói với bọn trẻ rằng thời gian bên nhau của chúng sắp kết thúc và đưa ra thông báo đếm ngược cho chúng.

Giữ lời tạm biệt ngắn gọn: Khi đã đến lúc phải chia tay, bạn đừng nán lại. Nếu một trong hai đứa trẻ buồn bã về việc chia tay, việc kéo dài lời chia tay sẽ chỉ kéo dài nước mắt của bọn trẻ. Nói lời tạm biệt nhanh chóng và kết thúc ngày vui chơi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo:babycenter.com, healthychildren.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

200 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan