Đổ mồ hôi trộm - Nguyên nhân và cách đối phó với nó

Bài viết bởi Bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nhìn bé ngủ yên bình là một trải nghiệm hạnh phúc. Sẽ thế nào nếu bạn thức dậy và thấy em bé ướt đẫm mồ hôi khi ngủ? Là cha mẹ, bạn có thể lo lắng và tò mò muốn biết liệu đổ mồ hôi vào ban đêm có bình thường ở trẻ hay không. Thông qua bài viết này sẽ trả lời các câu hỏi của bạn về nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm ở trẻ sơ sinh.

1. Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm là thuật ngữ dân gian hay gọi để chỉ hiện tượng xảy ra khi trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm khi ngủ, Có nhiều nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm, và tình trạng này không nên bỏ qua nhất là khi nó thường xuyên xảy ra.

2. Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm hay gặp ở trẻ:

  • Thói quen

Khi trẻ ngủ say, chúng có xu hướng đổ mồ hôi, vì trẻ không cử động nhiều như người lớn. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên khi em bé ở một vị trí trong một thời gian dài và đổ mồ hôi là cách cơ thể điều chỉnh sự gia tăng nhiệt độ này.

  • Vị trí của tuyến mồ hôi

Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh nằm gần đầu. Điều này khiến trẻ đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, đặc biệt là vì trẻ không thay đổi tư thế đầu khi ngủ, nhiều như khi trẻ thức. Như đã đề cập ở trên, ngủ ở một tư thế có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, và đổ mồ hôi giúp đảm bảo thân nhiệt được điều hòa

Trẻ đổ mồ hôi
Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm khi ngủ do một số nguyên nhân khác nhau

  • Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng cao cũng có thể khiến trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.

  • Chăn

Đắp chăn cho trẻ trong mùa hè là một thực tế vẫn thường gặp. Điều này làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên, và dẫn đến việc chúng đổ mồ hôi quá mức.

3. Nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi bất thường ở trẻ sơ sinh

Có một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến đổ mồ hôi bất thường ở trẻ khi chúng đang ngủ vào ban đêm.

Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ mồ hôi bất thường vào ban đêm trong khi ngủ. Những rối loạn như vậy xuất hiện trong khi chúng vẫn còn trong bụng mẹ, và những trẻ này có xu hướng đổ mồ hôi quá mức không chỉ trong lúc ngủ mà ngay cả khi ăn và chơi.

Ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng thỉnh thoảng trẻ lại không thở trong 1 thời gian ngắn, điều này khiến một số cơ quan khác trong cơ thể phải làm việc bù, dẫn đến tình trạng gắng sức, và do đó trẻ ra mồ hôi nhiều hơn. Trẻ em bị ngưng thở khi ngủ cũng biểu hiện các triệu chứng khác như da xanh và khò khè, cùng với mồ hôi ban đêm.

Trẻ giật mình khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi bất thường

  • Bệnh lý

Đôi khi, mặc dù nhiệt độ phòng được kiểm soát, trẻ vẫn đổ mồ hôi vào ban đêm. Điều này là do một tình trạng gọi là hyperhidrosis hay còn gọi là đổ mồ hôi quá mức. Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng và có thể được chữa khỏi được.

4. Các biện pháp giúp giảm đổ mồ hôi trộm ở trẻ:

Kiểm soát nhiệt độ phòng: Đảm bảo rằng nhiệt độ phòng luôn mát mẻ. Bỏ chăn và khăn không cần thiết khỏi cũi để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ thoải mái và an toàn.

Giữ cho trẻ đủ nước: Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bù đắp cho việc mất nước xảy ra do đổ mồ hôi.

Mặc quần áo cho trẻ một cách phù hợp: Hãy nhớ cho bé mặc quần áo thoáng khí và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giữ cho nhiệt độ cơ thể của em bé được kiểm soát và giảm hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm. Bất kể trẻ có vấn đề ra mồ hôi đêm hay không cũng cần cho trẻ mặc quần áo thoải mái để có giấc ngủ ngon.

5. Những điểm cần nhớ

Bạn có thể cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu trẻ của bạn tiếp tục đổ mồ hôi vào ban đêm, ngay cả sau khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên. Nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm ở trẻ phải được chẩn đoán đúng lúc, để điều trị thích hợp.

Hãy để ý những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác ở bé, như đập đầu, đá, nghiến răng, ngáy và khịt mũi. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, cùng với đổ mồ hôi ban đêm, ở bé, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa.

  • Đập đầu: Điều này thường thấy ở trẻ đang bị đau. Đau tai và mọc răng là nguyên nhân phổ biến của việc đập đầu.
  • Nghiến răng: Đau vì mọc răng, khó chịu khi bị đau tai hoặc khó chịu do nghẹt mũi, có thể gây nghiến răng.
  • Ngáy và khịt mũi: Trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh có thể ngáy và khịt mũi khi ngủ

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

106.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan