Dấu hiệu cho thấy bé có thể có vấn đề về thị lực

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Mỗi trẻ nhỏ đều có thể gặp phải những vấn đề về thị lực và nếu không điều trị có thể để lại những biến chứng mù lòa cho trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp trẻ có thể gần như hoàn toàn có trở về bình thường, giúp trẻ học tập và phát triển tốt nhất. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm những vấn đề thị lực của trẻ.

1. Những dấu hiệu có vấn đề thị lực của trẻ

Đôi mắt của một trẻ nhỏ phải mất một khoảng thời gian để thích nghi với thế giới xung quanh, vì vậy ban đầu trẻ có thể không phải lúc nào cũng nhìn hoặc hoạt động theo cách bạn mong đợi. Ví dụ, trong ba tháng đầu đời của trẻ, trẻ có thể bị lác mắt hoặc trẻ không thể nhìn lâu vào khuôn mặt của bạn là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu đời của trẻ vẫn có thể sẽ có những vấn đề về thị lực. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Mắt của bé không chuyển động bình thường. Ví dụ: một bên di chuyển và bên còn lại thì không, hoặc một bên di chuyển không đồng bộ với bên mắt còn lại (di chuyển khác hướng).
  • Nếu em bé của bạn đã hơn 1 tháng tuổi, nhưng ánh sáng, điện thoại di động và những đồ vật dễ gây sự chú ý khác vẫn không khiến bé chú ý.
  • Một bên mắt của bé không bao giờ mở ra.
  • Em bé của bạn có một đốm xuất hiện dai dẳng, bất thường trong mắt khi chụp ảnh có đèn flash. Ví dụ, thay vì màu mắt đỏ phổ biến do đèn flash máy ảnh gây ra, có một đốm trắng.
  • Bạn nhận thấy vật chất màu trắng, trắng xám hoặc vàng trong đồng tử mắt của bé. (Đôi mắt của trẻ trông như mờ đục.)
  • Một (hoặc cả hai) mắt của bé bị lồi.
  • Một hoặc cả hai mí mắt của bé dường như bị sụp xuống.
  • Bé thường xuyên nheo mắt.
  • Bé thường xuyên dụi mắt khi không buồn ngủ.
  • Đôi mắt của bé có vẻ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Một bên mắt của bé lớn hơn mắt còn lại, hoặc con ngươi có kích thước khác nhau.
  • Bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào khác trong mắt trẻ so với cách trẻ thường nhìn.

Ngoài ra, khi con bạn được 3 tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Mắt của bé quay vào trong hoặc ra ngoài và giữ nguyên hướng đó.
  • Mắt bé không nhìn theo đồ chơi được chuyển từ bên này sang bên kia trước mặt bé.
  • Mắt của bé dường như nhảy qua lại hoặc ngọ nguậy.
  • Bé dường như luôn nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.
  • Bạn cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra với bác sĩ mắt của trẻ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của ống lệ bị tắc hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như đau mắt đỏ. Những dấu hiệu này bao gồm chảy nước mắt nhiều, đỏ kéo dài hơn một vài ngày hoặc có mủ hoặc đóng vảy trong mắt.
Trẻ 6 tháng tuổi ra gỉ mắt nhiều kèm chảy nước mắt có sao không?
Bạn cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra với bác sĩ mắt của trẻ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của ống lệ bị tắc hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như đau mắt đỏ

2. Những nguyên nhân gây nên vấn đề về mắt của trẻ thường gặp

Các rối loạn về mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực của con bạn có thể được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ: rối loạn về mắt, trong đó ánh sáng không tập trung đi vào mắt như bình thường, dẫn đến mờ mắt.
  • Nhóm bệnh lý không do tật khúc xạ: rối loạn mắt do các bệnh về mắt.

2.1. Các tật khúc xạ là gì?

Các tật khúc xạ gặp ở gần 20% trẻ em. Các tật khúc xạ phổ biến nhất, tất cả đều ảnh hưởng đến thị lực, là:

  • Cận thị hay tật cận thị: Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em. Cận thị có nghĩa là một đứa trẻ có thể nhìn gần nhưng có vấn đề với việc nhìn những thứ ở xa.
  • Viễn thị là một loại tật khúc xạ, trong đó trẻ không thể nhìn thấy những thứ ở gần mình, nhưng trẻ không gặp vấn đề gì khi nhìn những vật ở xa. Điều này thường không phổ biến ở trẻ em. Hầu hết trẻ em thường có một mức độ nhẹ viễn thị cho đến khi chúng được 7 tuổi.
  • Loạn thị là tình trạng giác mạc bị cong bất thường, dẫn đến giảm thị lực. Điều này có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc khi trưởng thành và có thể dễ dàng sửa chữa nếu nó gây ra vấn đề. Một số dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị có thể bao gồm nhức đầu, mỏi mắt, khó đọc và mệt mỏi.
  • Nhược thị được đặc trưng bởi sự giảm thị lực xảy ra ở một mắt, thường là do một vấn đề khác trong đó mắt đó không nhận được kích thích thị giác thích hợp. Điều này thường có thể ngăn ngừa được nếu nguyên nhân cơ bản được điều trị trước khi trẻ được 6 tuổi.
  • Mắt lác hay mắt lé là một trong những tật về mắt thường gặp ở trẻ em trong đó mắt bị lệch. Một hoặc cả hai mắt có thể quay vào trong (mắt chéo), hướng ra ngoài (mắt tường), quay lên hoặc quay xuống. Đôi khi, trẻ có thể có nhiều hơn một trong những tình trạng này này.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có thể mắc một dạng lác thông thường và sẽ tự biến mất sau đó. Loại lác này có thể bình thường. Lác mắt có thể là do các cơ vận nhãn của mắt kém, trong khi một số trẻ sinh ra chỉ đơn giản là mắt lé.

trẻ mắt lác
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có thể mắc một dạng lác thông thường và sẽ tự biến mất sau đó

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lác có thể bao gồm:

  • Trẻ hay nheo mắt;
  • Trẻ không thể đánh giá đúng khoảng cách để nhặt đồ vật;
  • Trẻ nhắm một mắt để nhìn rõ hơn;
  • Trẻ hay bị chóng mặt;
  • Trẻ có mắt di chuyển vào trong hoặc ra ngoài.

Chẩn đoán sớm những vấn đề cơ bản về mắt là cần thiết để ngăn ngừa mất thị lực. Điều trị mắt lé có thể bao gồm vá mắt khỏe hơn để tăng sức cho mắt yếu hơn, đeo kính, phẫu thuật làm thẳng mắt hoặc tập các bài tập cho mắt.

2.2. Các tật không khúc xạ là gì?

2.2.1. Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng áp suất chất lỏng bên trong mắt (nhãn áp hoặc IOP) từ từ tăng lên do thủy dịch - vốn thường chảy vào và ra khỏi mắt - không thể thoát ra ngoài đúng cách. Thay vào đó, chất lỏng tích tụ và gây ra tổn thương áp lực lên dây thần kinh thị giác (một bó gồm hơn 1 triệu sợi thần kinh kết nối võng mạc với não) và làm mất thị lực.

Bệnh tăng nhãn áp được phân loại theo tuổi khởi phát. Bệnh tăng nhãn áp bắt đầu trước khi trẻ được 3 tuổi được gọi là bệnh tăng nhãn áp ở trẻ em hoặc bẩm sinh (xuất hiện khi sinh).

2.2.2. Đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể là một vùng bao phủ hoặc mờ đục trên thấu kính của mắt, bình thường thuỷ tinh thể có dạng trong suốt. Khi tình trạng này xảy ra, nó ngăn cản các tia sáng đi qua thủy tinh thể và tập trung vào võng mạc, lớp biểu mô nhạy cảm với ánh sáng nằm ở phía sau của mắt. Sự vón cục này xảy ra khi một số protein tạo nên thủy tinh thể bắt đầu kết tụ lại với nhau và cản trở tầm nhìn.

Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến một bên mắt (một bên) hoặc cả hai mắt (hai bên). Đục thủy tinh thể ở trẻ em là không phổ biến. Một đứa trẻ có thể được sinh ra với căn bệnh này (bẩm sinh), hoặc nó có thể phát triển sau này trong cuộc sống (mắc phải). Nguyên nhân có thể gây ra đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Chấn thương;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Nhiễm độc;
  • Sử dụng steroid;
  • Các bệnh bẩm sinh khác, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp;
  • Biến chứng từ các bệnh mắt khác, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp.

Đa số các trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh (xuất hiện từ lúc mới sinh) xuất hiện ở trẻ em cũng mắc các bệnh về mắt khác hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Khoảng 25% trẻ em sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, tình trạng này là do nguyên nhân di truyền, chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa (do thiếu hụt enzym di truyền) hoặc bất thường nhiễm sắc thể (tức là hội chứng Down).

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể có thể bao gồm:

  • Tầm nhìn mờ hoặc cảm giác như có mây che phủ tầm nhìn;
  • Giảm thị lực;
  • Cảm giác như có đèn quá sáng chiếu vào mắt và / hoặc có ánh sáng chói hoặc vầng hào quang xung quanh;
  • Đồng tử trắng khi soi đèn pin;
  • Nhìn đôi;
  • Màu sắc có vẻ mờ nhạt;
  • Tăng độ cận thị, tăng nhu cầu thay đổi đơn thuốc đeo kính.

Điều trị đục thủy tinh thể thường bao gồm phẫu thuật.

Hướng dẫn cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật Glôcôm
Điều trị đục thủy tinh thể thường bao gồm phẫu thuật

2.2.3. U nguyên bào võng mạc

U nguyên bào võng mạc là một bệnh ung thư hiếm gặp của võng mạc. Võng mạc là lớp trong cùng của mắt, nằm ở phía sau của mắt có chức năng nhận ánh sáng và hình ảnh cần thiết cho thị lực.

Khoảng 250 trẻ em ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc loại ung thư này mỗi năm. Nó chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất xảy ra ở độ tuổi sơ sinh đến 2 tuổi. Cả nam và nữ đều bị ảnh hưởng như nhau. U nguyên bào võng mạc có thể xảy ra ở cả hai mắt, nhưng trong khoảng 25 đến 30% trường hợp, khối u hiện diện ở cả hai mắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào võng mạc có thể bao gồm:

  • Phản xạ đồng tử mắt trắng (Leukocoria): phản xạ ánh sáng trắng xảy ra ở một số góc nhất định khi ánh sáng chiếu vào đồng tử;
  • Mắt lác (còn gọi là "mắt lang thang" hoặc "mắt chéo"): một tình trạng lệch của mắt, trong đó một hoặc cả hai mắt dường như không "nhìn" cùng một hướng;
  • Đau hoặc đỏ quanh mắt;
  • Thị lực kém hoặc thay đổi thị lực của trẻ.

Điều trị u nguyên bào võng mạc có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ mắt hoặc mắt liên quan đến khối u;
  • Hóa trị liệu;
  • Xạ trị;
  • Quang trị liệu (sử dụng ánh sáng để phá hủy các mạch máu cung cấp cho khối u);
  • Phương pháp áp lạnh (sử dụng quá trình đông lạnh để tiêu diệt khối u);
  • Tập vật lý trị liệu thích ứng với mù hoặc giảm thị lực;
  • Chăm sóc hỗ trợ (đối với các tác dụng phụ của điều trị);
  • Kháng sinh (để ngăn ngừa / điều trị nhiễm trùng).
thuốc kháng sinh
Bác sĩ có thể kê cho trẻ kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan