Có nên cho trẻ em một khoản phụ cấp?

Một trong những bài học vô cùng quan trọng mà bạn nên dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ chính là cách tiêu tiền và biết quý trọng giá trị đồng tiền. Bằng cách cho trẻ một khoản phụ cấp nhất định, bạn sẽ giúp trẻ nhận được những bài học quý giá.

1. Tại sao nên phụ cấp tiền cho trẻ?

Để học đi xe đạp, bạn cần có một chiếc xe đạp và để học cách quản lý tiền, bạn cần có tiền. Bằng cách thực hành với số tiền của mình, trẻ có thể học cách sử dụng tiền, chẳng hạn như tiết kiệm, đặt mục tiêu ưu tiên và trì hoãn sự hài lòng khi sử dụng tiền.

Phụ cấp tiền cho trẻ, cho phép trẻ em phạm sai lầm trong môi trường ít rủi ro. Nếu một đứa trẻ 8 tuổi không thể đi xem phim với gia đình một người bạn vì nó đã tiêu hết số tiền tiêu vặt thì nhiều khả năng trẻ sẽ lên kế hoạch trước khi nhận được tiền phụ cấp vào tuần tới.

Dạy trẻ về tiền bạc bằng cách cho chúng một số tiền phụ cấp nhỏ sẽ giúp con học được cách chi tiêu và quản lý tiền bạc khi lớn lên.

2. Khi nào nên cho trẻ tiền phụ cấp?

Bạn có thể cho trẻ một ít tiền phụ cấp khi trẻ được 5 tuổi. Nhưng trên thực tế, một số cha mẹ bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt khi trẻ con học mẫu giáo, trong khi những người khác đợi đến khi trẻ 10 tuổi. Nói về vấn đề này các nhà chuyên gia đưa ra quan điểm rằng, thời điểm tốt nhất để phụ cấp tiền tiêu vặt cho trẻ là khi trẻ bắt đầu hiểu rằng tiền có thể mua được những thứ mà chúng muốn.

Vì vậy, bạn nên cho trẻ một ít tiền tiêu vặt cho đến khi bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy con thích tiết kiệm hoặc nghĩ về cách con có thể sử dụng nó.

Cho con tiền
Bạn có thể cho trẻ một ít tiền phụ cấp khi trẻ được 5 tuổi

3. Nên cho trẻ bao nhiêu là hợp lý?

Việc nên cho trẻ bao nhiêu phụ thuộc vào nguồn tài chính của gia đình bạn, chi phí sinh hoạt hàng ngày... Bạn chính là người quyết định điều gì là tốt nhất dành cho con trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Bạn có thể tăng tiền tiêu vặt cho trẻ khi đến ngày sinh nhật của trẻ, trẻ càng lớn tuổi thì sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Vì vậy, trẻ không cần phải đặt câu hỏi về thời điểm tăng phụ cấp hoặc tranh cãi với anh chị em về số tiền được nhận vì trẻ hiểu rằng vì anh chị lớn hơn nên được nhận nhiều hơn.

Có thể cho trẻ tiền phụ cấp theo tuần hoặc theo tháng. Khi cho trẻ tiền phụ cấp, bạn nên quan sát cách trẻ dùng tiền. Tuy nhiên, thay vì liệt kê các đồ vật trẻ không được phép mua, bạn nên đưa ra các nguyên tắc chung như “ con có thể tiêu tiền theo cách mà con thích, miễn là nó không gây ra bất cứ vấn đề nào”.

4. Làm thế nào để dạy trẻ tiết kiệm và chi tiêu?

Bạn có thể để con mình tự quyết định số tiền tiêu vặt của mình, chi tiêu bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu. Điều này giúp trẻ học hỏi được từ những sai lầm và thành công của chính mình.

Ngoài ra, bạn có thể xây dựng các nguyên tắc phản ánh giá trị của bạn. Bạn có thể yêu cầu con mình tiết kiệm 10 % tiền trợ cấp của mình và quyên góp 10 % khác cho tổ chức từ thiện mà con chọn. Và bạn có thể muốn chia khoản tiết kiệm thành "cố định" hay "quay vòng." Khoản tiền tiết kiệm cố định được chuyển thẳng vào ngân hàng, để dành cho các chi phí dài hạn như học đại học hoặc mua xe hơi. Số tiền tiết kiệm quay vòng là do trẻ giữ, để con tùy ý lựa chọn. Ngay cả khi trẻ thường xuyên cạn kiệt số tiền mà mình có, trẻ vẫn sẽ học được trực tiếp việc tiết kiệm hữu ích như thế nào trong một thời gian ngắn.

cho con tiền
Bạn có thể để con mình tự quyết định số tiền tiêu vặt của mình, chi tiêu bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu

5. Cách cho trẻ tiền phụ cấp

5.1 Trả công khi trẻ là một việc gì đó

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng cho con tiền là nghĩa vụ, trong khi một số khác lại nghĩ rằng để có được số tiền này, trẻ phải làm việc. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền và biết cách chi tiêu cẩn thận hơn khi trẻ tự kiếm tiền tiêu vặt bằng các việc làm đơn giản như giúp mẹ nhặt rau, phụ ba rửa xe.

5.2 Quyết định số tiền mà bạn sẽ cho trẻ

Thật khó để đưa ra quyết định nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt. Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn cần cân nhắc đến độ tuổi của trẻ và những việc mà trẻ cần làm với số tiền trên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bậc cha mẹ khác để xem số tiền mà họ cho con là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn. Để nhận được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều người có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ.

5.3 Cần giữ đúng thỏa thuận với trẻ

Cần giữ đúng cam kết những gì bạn đã thỏa thuận với trẻ. Đưa tiền phụ cấp cho trẻ đúng hạn, nếu bạn trả trễ hoặc quên, nhất là sau khi trẻ hoàn thành những công việc mà bạn đã giao thì trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và thất vọng.

Trẻ làm việc nhà
Trẻ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền và biết cách chi tiêu cẩn thận hơn khi trẻ tự kiếm tiền tiêu vặt bằng các việc làm đơn giản như công việc nhà

6. Lợi ích của việc cho trẻ tiền phụ cấp

6.1 Trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền

Thật khó để trẻ có thể thật sự hiểu được giá trị của đồng tiền khi trẻ chưa được tự tay mua một món đồ nào đó. Trẻ sẽ biết được chi phí của một số vật dụng nhất định và giá trị của đồng tiền khi bạn cho trẻ tiền tiêu vặt. Để chuẩn bị cho trẻ bước vào thế giới thật và có một cuộc sống độc lập, cho trẻ tiền cũng là một lựa chọn tốt. Ngoài ra, điều này còn giúp trẻ nhận ra rằng không có điều gì trên đời này là miễn phí cả.

6.2 Giúp trẻ có cơ hội được tự lập

Ở một mức độ nào đó, trẻ cảm nhận được bạn đang cho trẻ cơ hội được làm người lớn và sống tự lập khi bạn cho trẻ một khoản phụ cấp. Điều này khiến trẻ cảm thấy thích thú. Không những vậy, cho trẻ tiền tiêu vặt cũng là cách bạn dạy trẻ quản lý tài chính. Trẻ sẽ cảm thấy mình được cha mẹ tin tưởng và đánh giá cao nên mới được trao quyền chi tiêu số tiền này.

6.3 Cho phép trẻ được phép phạm sai lầm khi chi tiêu

Để nhận được một vài bài học quý giá về việc tiết kiệm và chi tiêu trước khi trẻ trưởng thành, hãy để trẻ được phép mắc sai lầm. Bạn nên dạy trẻ biết tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi ngày để trẻ có thể tự mua một món đồ mà mình yêu thích vào cuối tháng. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe và theo dõi trẻ thường xuyên về vấn đề này. Trẻ sẽ phải tự đối mặt với vấn đề của chính mình nếu cuối tháng không có đủ tiền để mua một món đồ nào đó.

6.4 Giúp con hiểu giá trị lao động

Thực tế đã chứng minh rằng thói quen sinh hoạt và cách chi tiêu của bố mẹ tác động rất nhiều đến con cái. Tuy nhiên, để thực sự hiểu được giá trị mà mình hưởng thụ là một vấn đề đối với trẻ. Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối về nhu cầu chi tiêu của trẻ. Theo nghiên cứu, bố mẹ nên giải thích nguồn gốc số tiền mà mình có được để con hiểu được vấn đề.

Trẻ sẽ hiểu được lý do bạn không thể mua những món đồ chơi mà trẻ thích ở cửa hàng hôm trước hay các thứ đồ chơi xa xỉ khác mà trẻ muốn có, sau khi có thể định hình được tất cả những thứ này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đặt ra một số quy định về mức chi tiêu của trẻ để giúp con có được những bài học đầu tiên về sử dụng tiền, đây là một trong những cách đơn giản nhất mà lại đem đến hiệu quả bất ngờ. Để khuyến khích con nỗ lực, cố gắng hơn, cha mẹ có thể cho con thêm vào những dịp quan trọng như lễ, sinh nhật bạn bè hoặc khi con đạt được kết quả học tập tốt.

6.5 Dạy con tích cóp

Bố mẹ nên định hướng cho con biết cách tích cóp số tiền ấy để có những thứ có ý nghĩa hơn, tốt hơn hoặc để dành đầu tư cho việc học hành ngay từ lúc con có những giao tiếp xã hội đầu tiên (5-6 tuổi), thay vì để trẻ mua những thứ lặt vặt, không cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách phân biệt những mục tiêu quan trọng với những khoản chi tiêu vặt vãnh, thỏa mãn thú vui chốc lát của con. Nếu bạn luôn quyết định thay chúng cách tiêu tiền vào đâu hay mua cái gì, trẻ sẽ không học được điều gì bổ ích.

Để việc dạy trẻ về tiền bạc trở nên thiết thực hơn, cha mẹ có thể trực tiếp làm gương cho con khi tự mình cắt giảm đi những khoản chi tiêu xa xỉ để con cái nhìn vào và học hỏi.

Trẻ tiết kiệm
Bố mẹ nên định hướng cho con biết cách tích cóp số tiền ấy để có những thứ có ý nghĩa hơn

6.6 Có trách nhiệm với chính đồng tiền mình bỏ ra

Điều quan trọng là bạn cần dạy cho trẻ học cách tự chịu trách nhiệm với những hành động và những món đồ mà mình sở hữu. Để giúp con xây dựng thói quen này, bố mẹ có thể áp dụng nhiều cách khác nhau.

Tuy nhiên, dạy con thói quen tiêu tiền hợp lý không dễ, nguyên tắc đầu tiên để giúp trẻ hình thành thói quen tiêu tiền tốt, biết tiết kiệm chi tiêu và chi tiêu hợp lý là cần cho con học tập từ cách tiêu tiền của chính những người thân trong gia đình. Cha mẹ có thể làm gương từ việc dẫn trẻ đi mua sắm, lời nói và việc làm đều mẫu mực, tự mình nêu gương, tìm mua những thứ có giá trị sử dụng chứ không cần nên bỏ tiền ra để mua những thứ quý hiếm đắt tiền mà thiếu thiết thực. Dùng đồng tiền có hạn để làm những việc cần thiết, mua những thứ thật cần thiết về dùng.

Theo thời gian, trẻ sẽ dần hình thành thói quen biết quý trọng tiền bạc và có kế hoạch chi tiêu rõ ràng thông qua cách ứng xử của trẻ với chúng. Bố mẹ cần dạy cho trẻ học được cách chi phối và sử dụng tiền tiêu vặt mà chúng được nhận, không nên chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất mà không chú trọng vào những việc hữu ích cho trí lực và giáo dục đạo đức. Nếu không, sự giáo dục về tâm lý và trí lực sẽ chật ra khỏi quỹ đạo bình thường khi trẻ lớn lên.

Mỗi một đứa trẻ sẽ mang trong mình những tính cách và sự nhận thực khác nhau, vì thế trong quá trình nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức, sự tinh tế để có thể trở thành những người bạn thực sự của con trong cuộc sống.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan