Chẩn đoán và điều trị trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

1. Xét nghiệm RSV là gì?

Virus RSV có thể được nhận dạng trong nước mũi hoặc dịch tiết từ đường hô hấp của trẻ bị bệnh bằng cách cấy siêu vi khuẩn.

Tuy nhiên, khi thực hiện xét nghiệm RSV cần phải cách ly do virus có nguy cơ lây lan cao.

2. Chẩn đoán để điều trị virus RSV

Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu, kiểm tra số lượng bạch cầu hoặc tìm để phát hiện có nhiễm virus hoặc vi khuẩn

Để chẩn đoán bị nhiễm hợp bào hô hấp, bác sĩ sẽ dựa trên việc khám lâm sàng và thời điểm mắc bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Nghe phổi bằng ống nghe, để kiểm tra những âm thanh bất thường hoặc tiếng thở khò khè.
  • Đo qua da (xung oxy) không gây đau để kiểm tra mức oxy bão hòa trong máu có thấp hơn so với bình thường không.
  • Xét nghiệm RSV bằng cách lấy dịch tiết hô hấp.
  • Xét nghiệm máu, kiểm tra số lượng bạch cầu để phát hiện có nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Chụp X-quang kiểm tra viêm phổi.

3. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp

Phương pháp điều trị virus RSV hiện nay chủ yếu là điều trị các triệu chứng trong quá trình lây nhiễm và những ảnh hưởng của virus đối với hệ hô hấp.

Với đa số trường hợp trẻ bị nhiễm RSV và có biểu hiện bị viêm tiểu phế quản nhẹ, không có biến chứng, trẻ mắc bệnh không có yếu tố nguy cơ thì có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà.

3.1 Các biện pháp điều trị virus RSV tại nhà

  • Nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý (khoảng 2 - 3 giọt), sau đó dùng dụng cụ hút dịch nhầy hô hấp và lau sạch để làm thông thoáng mũi cho trẻ, giúp trẻ dễ thở và ăn uống tốt hơn.
  • Cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ. Chia nhỏ cữ bú hoặc bữa ăn để làm giảm tình trạng nôn trớ khi trẻ ho nhiều.
  • Cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng thiếu nước, đồng thời, nước sẽ làm loãng đờm cũng như dịch nhầy hô hấp và giảm cơn ho.
  • Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống vì có thể làm bệnh nặng hơn khi điều trị không đúng bệnh.
  • Cho trẻ tái khám đúng hẹn và đặc biệt theo dõi, chú ý phát hiện dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh với triệu chứng ban đầu là bú kém, sốt và thở nhanh
Trường hợp nặng trẻ cần được điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại bệnh viện

3.2 Các biện pháp điều trị virus RSV tại bệnh viện

Những trẻ có dấu hiệu nghiêm trọng hơn cần được nhập viện để điều trị. Tại bệnh viện, cách thức điều trị nhiễm virus RSV như sau:

  • Trường hợp nghiêm trọng trẻ cảm thấy khó chịu, thở khò khè và ra nhiều dịch nhầy hô hấp làm ngăn cản không khí đến các phế nang của phổi, trẻ cần thở oxy hoặc phải dùng salbutamol để làm giãn đường hô hấp (thuốc điều trị bệnh hen suyễn).
  • Trường hợp nặng trẻ không thở được, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp hỗ trợ thở.
  • Bác sỹ sẽ kê 1 số loại thuốc hổ trợ khác và thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Lưu ý trong quá trình điều trị virus RSV bằng thuốc, nếu trẻ gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần trao đổi ngay với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ phù hợp.

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên đổi thuốc hoặc bổ sung men vi sinh cho trẻ không. Nếu sau điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài cần đưa trẻ đi khám.

4. Phòng tránh nhiễm RSV cho trẻ

Khói thuốc
Hạn chế không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá phòng tránh nhiễm RSV

Có thể phòng tránh lây nhiễm virus RSV bằng các biện pháp sau:

  • Hạn chế hoặc không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tránh hôn hoặc tiếp xúc gần với trẻ khi không khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với trẻ sinh non được chăm sóc trong bệnh viện khi bị ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, nhất là trong mùa dịch RSV.
  • Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và vật dụng trong nhà.

Như vậy, điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trẻ có thể được điều trị và chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh nhẹ. Trường hợp nặng, trẻ cần được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện.

Để phòng tránh trẻ bị nhiễm virus cũng như các bệnh khác, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm.Tăng cường lysine cho bé còn giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm ở trẻ.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

55.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan