Cách giúp con bạn nằm sấp thoải mái

Nằm sấp là điều cần thiết ngay từ những ngày đầu tiên sau sinh để giúp trẻ phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia phát hiện ra rằng, những em bé không dành thời gian để nằm sấp sẽ thường gặp một số vấn đề về chậm phát triển các kỹ năng vận động so với trẻ nằm sấp mỗi ngày.

1.Nằm sấp là gì?

Thời gian nằm sấp (tên tiếng Anh là Tummy time) được ám chỉ về tư thế của bé nằm sấp khi thức và có người giám sát, nằm sấp có thể giúp bé phát triển cơ cổ và cơ vai mạnh mẽ và thúc đẩy các kỹ năng vận động. Thời gian nằm sấp cũng có thể ngăn phần sau đầu của bé bị phẳng hay còn gọi là tật méo đầu do tư thế (positional plagiocephaly).

Nếu để đầu của trẻ ở cùng một vị trí trong thời gian dài, các mảnh xương sọ có thể di chuyển khiến phần sau của đầu bị phẳng. Mặc dù bạn nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhưng thời gian nằm sấp sẽ cho trẻ cơ hội trải nghiệm một tư thế khác. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ bị đầu bị phẳng. Thời gian nằm sấp cũng có thể giúp em bé của bạn xây dựng sức mạnh cần thiết để ngồi dậy, lăn lộn, bò và đi.

Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Cho đến năm 1992, khi Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) bắt đầu khuyến khích cha mẹ đặt trẻ nằm ngửa trẻ khi ngủ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), trước đó, hầu hết trẻ sơ sinh đều nằm sấp và đã quen với tư thế đó. Ngày nay, hầu hết trẻ sơ sinh đều cảm thấy thoải mái hơn nhiều khi nằm ngửa để dành thời gian ngủ (chưa kể thời gian ngồi trên ghế ô tô, xích đu và ghế nhún).

Vì vậy, nếu em bé của bạn có vẻ đau bụng khi phải nằm sấp thì không có gì lạ. Đó không chỉ là vấn đề trẻ không quen với tư thế nằm sấp mà trẻ còn khó chịu về mặt thể chất. Thật khó để bé có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp và bé không thể nhìn thấy nhiều thứ ở phía dưới. Thậm chí, trẻ còn có cảm thấy bị bỏ rơi. Đó chính là lý do tại sao có một số trẻ không thích tư thế nằm sấp.

2.Trẻ nằm sấp có sao không?

Dành thời gian thức giấc để nằm sấp mang lại rất nhiều lợi ích cho con bạn. Thời gian nằm sấp:

  • Giúp ngăn ngừa hình phẳng ở phía sau đầu của trẻ.
  • Cho phép trẻ hoạt động các cơ khác với những cơ mà bé sử dụng ở lưng. Bằng cách tập chống đẩy, trẻ sẽ phát triển các cơ ở cánh tay, vai, lưng trên và cổ để cuối cùng có thể nâng đầu lên.
  • Tạo tiền đề cho các kỹ năng vận động như vươn người, lăn lộn, ngồi dậy và bò.

3.Khi nào nên bắt đầu tập cho trẻ nằm sấp?

trẻ bị ọc sữa
Trẻ có thể bị ọc sữa nếu bạn đặt trẻ nằm sấp sau khi ăn

Thời gian nằm sấp nên bắt đầu ngay sau khi sinh như một phần của thói quen hàng ngày. Bạn có thể bắt đầu với 1 đến 2 phút một vài lần một ngày. Theo thời gian, bạn có thể tăng dần lên 10-15 phút, vài lần một ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt con nằm ngang trên đùi của bạn. Khi bé lớn hơn, bạn có thể đặt trẻ trên một tấm thảm đặt trên sàn phẳng để chơi.

Đảm bảo trẻ không đói hoặc mệt khi bạn đặt trẻ nằm sấp. Không nên đặt trẻ nằm sấp khi trẻ đói hoặc ốm do điều này có thể gây khó chịu. Chờ khoảng một giờ sau khi trẻ ăn để tránh trẻ bị ọc sữa hoặc trào ngược axit.

Khi trẻ bắt đầu khóc, dù chỉ mới một phút nằm sấp, hãy cố gắng dỗ trẻ lâu hơn một chút bằng cách nói chuyện với trẻ hoặc chơi với trẻ.

Khả năng chịu đựng của trẻ đối với thời gian nằm sấp có thể tăng dần theo kinh nghiệm và kèm theo một chút dỗ dành từ bố mẹ. Và nhiều trẻ sơ sinh nằm sấp nhiều hơn khi chúng có thể bắt đầu lăn người và sau đó, trẻ có thể tự lăn để nằm sấp.

4. Cách để tăng thời gian nằm sấp

Cách để tăng thời gian nằm sấp
Bạn có thể dụ bé bằng những đồ chơi hấp dẫn để tăng thời gian nằm sấp

Cho trẻ nằm sấp trên nền phẳng, mặt đối mặt với bạn hoặc trẻ nằm cạnh bạn. Để kéo dài thời gian nằm sấp, bạn nên trò chuyện với trẻ và đưa ra một món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Đặt một chiếc gương khó có thể bị vỡ trước mặt bé để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình và khiến bé thích thú hơn. Bạn có thể thay đổi vị trí, từ trước mặt bé sang 2 bên.

Hãy dụ bé bằng những đồ chơi hấp dẫn. Rải đồ chơi xung quanh trẻ thành một vòng tròn để trẻ dễ dàng tiếp cận với đồ chơi và giúp trẻ phát triển tất cả các cơ khác nhau để cuối cùng trẻ có thể ngồi dậy, bò và bước đi.

Nâng đỡ trẻ bằng cách đặt một chiếc gối khi cho con bú dưới ngực và cánh tay của trẻ nếu ban đầu trẻ phản đối hay không thích nằm sấp.

5. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ không thích nằm sấp?

Ban đầu, rất nhiều trẻ nhỏ không thích nằm sấp, nhưng hầu hết bắt đầu phải thích ứng và trong trường hợp trẻ thích nằm sấp khi trẻ đã xây dựng các cơ cần thiết để ngẩng đầu. Trong khi chờ cho đến lúc trẻ thích thú với việc nằm sấp, bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giúp trẻ làm quen với việc nằm sấp:

  • Thử tập trong thời gian ngắn và một vài lần trong ngày. Lúc đầu, nằm sấp chỉ cần 1 đến 2 phút mỗi lần. Với việc luyện tập như vậy, sẽ giúp cho bé đỡ bị đau bụng.
  • Chuyển đổi các vị trí. Thay đổi về khung cảnh xung quanh chỗ nằm sấp đôi khi cũng đủ để giữ cho thời gian nằm sấp có thể được kéo dài hơn.
  • Xoa bóp chân cho trẻ. Việc mát-xa chân cho bé có thể khuyến khích kéo dài thời gian nằm sấp.
  • Cho trẻ khác chơi cùng con bạn khi con đang nằm sấp. Trẻ em có thể nằm xuống sàn dễ dàng hơn so với người lớn và chúng có nhiều trò chơi thú vị để thu hút những trẻ khác chơi cùng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần đảm bảo theo dõi chặt chẽ cả hai trẻ.
trẻ đau bụng
Luyện tập nằm sấp từ 1 đến 2 phút mỗi lần giúp cho bé đỡ bị trẻ đau bụng

Thời gian nằm sấp sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Đến 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có thể nâng đầu 45 độ (nghiêng về cẳng tay); một tháng sau sẽ lên được 90 độ (dùng tay đẩy lên). Và khoảng lúc trẻ 9 tháng tuổi, nhiều trẻ bắt đầu bò (mặc dù một số trẻ bắt đầu sớm hơn và những trẻ khác không bao giờ bò, điều đó hoàn toàn bình thường).

Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, mayoclinic.org, whattoexpect.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

213.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan