Biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ cho biết điều gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Biểu đồ tăng trưởng bao gồm một loạt các đường cong phần trăm minh họa sự thay đổi số đo cơ thể của trẻ. Tại Hoa Kỳ, biểu đồ tăng trưởng ở trẻ em đã được các bác sĩ nhi khoa, y tá và các bậc phụ huynh sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên từ năm 1977.

1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể cho chúng ta biết điều gì?

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của bé. Theo cách so sánh các số đo cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé với số đo của những trẻ khác cùng tuổi, cùng giới tính và với những số đo tương tự từ những lần kiểm tra trước. Qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định xem bé có đang phát triển một cách khỏe mạnh hay không.

Mặc dù các biểu đồ tăng trưởng hiện tại đã được cải tiến lớn so với các biểu đồ trước đó, nhưng chúng không phải là điều bắt buộc trẻ phải đạt được. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng về tỷ lệ phần trăm của trẻ.

Điều quan trọng nhất là trẻ đang phát triển với tốc độ ổn định, phù hợp theo thời gian, chứ không phải là trẻ phát triển trùng khớp với biểu đồ tăng trưởng chung của những đứa trẻ khác.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các bác sĩ nên sử dụng các biểu đồ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong 24 tháng đầu đời của trẻ. Các phép đo trong biểu đồ của WHO dựa trên trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh có chiều dài được đo khi chúng nằm. Sau 2 tuổi, các bác sĩ thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng của CDC, các biểu đồ này tương tự nhưng dựa trên các dữ liệu khác nhau.

Các biểu đồ từ cả hai tổ chức này đơn vị chiều dài được tính bằng inch và cm, còn trọng lượng tính bằng pound và kg. Cả hai biểu đồ cũng sử dụng tỷ lệ phần trăm, so sánh mức trung bình của trẻ em được chia nhỏ theo độ tuổi.

Chu vi vòng đầu của trẻ theo độ tuổi
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của bé

2. "Phần trăm" trong biểu đồ tăng trưởng có nghĩa là gì?

Điều này dễ giải thích nhất bằng ví dụ. Nếu con gái 3 tháng tuổi của bạn ở phân vị thứ 40 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 40% bé gái 3 tháng tuổi có cân nặng bằng hoặc thấp hơn bé và 60% bé gái 3 tháng tuổi có cân nặng cao hơn bé.

Số phần trăm càng cao thì bé càng lớn hơn so với những bé khác cùng tuổi. Nếu bé ở phân vị thứ 50 cho chiều cao, điều đó có nghĩa là em bé có mức chiều cao trung bình so với độ tuổi.

3. Trẻ chỉ ở phân vị thứ 25 trong biểu đồ tăng trưởng có đáng lo không?

Phần trăm trong biểu đồ tăng trưởng không giống như chấm điểm ở trường học. Phần trăm thấp hơn không có nghĩa là có bất cứ điều gì không đúng với trẻ.

Giả sử cả bố và mẹ đều thấp hơn mức trung bình và trẻ lớn lên có cùng tầm vóc với bố mẹ. Điều đó là hoàn toàn bình thường nếu bé luôn đứng ở vị trí thứ 10 về chiều cao và cân nặng khi lớn lên.

Điều quan trọng cần nhớ là bác sĩ đang theo dõi sự phát triển của bé như thế nào, chứ không phải chỉ là trẻ đạt được bao nhiêu phần trăm.

Trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển nhanh chóng trong giai đoạn đầu, trong thời gian đó trẻ có thể tăng thêm một chút cân nặng hoặc chiều cao. Những tháng sau, trẻ có thể chỉ phát triển một phần nhỏ so với trước đó. Bác sĩ sẽ lưu ý các đỉnh và vùng lõm riêng lẻ trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ, nhưng sẽ tập trung nhiều hơn vào mô hình tăng trưởng tổng thể.

4. Khi nào bạn nên lo lắng về sự phát triển của trẻ?

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có thể khiến bạn lo lắng nếu phân vị của bé thay đổi đáng kể. Ví dụ, nếu bé thường xuyên ở khoảng phân vị thứ 50 về cân nặng và sau đó đột ngột giảm xuống thứ 15, bác sĩ sẽ cần tìm hiểu xem lý do tại sao. Có thể có một lý do liên quan đến y tế cho sự thay đổi cần được đánh giá thêm.

Một bệnh nhẹ hoặc sự thay đổi trong cách ăn uống của bé có thể khiến bé giảm ít hơn, trong trường hợp đó, bác sĩ có thể chỉ theo dõi sự phát triển của bé chặt chẽ hơn trong một thời gian.

Nếu trẻ không bị ốm nhưng tăng cân chậm lại trong khi vẫn phát triển chiều cao, bác sĩ có thể đề nghị tăng số lần cho trẻ bú. Bạn có thể phải thăm khám thường xuyên hơn để đảm bảo rằng trẻ bắt đầu tăng cân trở lại bình thường. Tuy nhiên, cũng có những lúc tăng hoặc giảm nhanh hơn bình thường lại là một điều tốt. Ví dụ, nếu trẻ nhẹ cân, đó có thể là một dấu hiệu tốt cho thấy trẻ đang tăng chiều cao nhanh hơn một chút.

Ngoài ra, chỉ số tăng trưởng không phải lúc nào cũng là lý do để lo lắng. Ví dụ, nếu trẻ rất thấp và cả bố và mẹ đều tương đối thấp, thì việc trẻ ở mức thấp nhất là 5% là hoàn toàn phù hợp. Nhưng nếu trẻ rất thấp và cả bố và mẹ đều có chiều cao trung bình trở lên, hoặc nếu trẻ rất mảnh mai và cả bố và mẹ đều có cân nặng trung bình trở lên, thì bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem có vấn đề gì về sự phát triển của trẻ hay không? Như thiếu hụt hormone hoặc vấn đề di truyền.

Ngoài ra, nếu trẻ nằm trong nhóm 5% cân nặng cao nhất, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của trẻ và có thể tư vấn cho bạn về việc cho trẻ ăn, để đảm bảo trẻ không bị béo phì.

Nếu số đo vòng đầu của trẻ nhỏ hơn nhiều so với mức trung bình, bác sĩ cần kiểm tra để chắc chắn rằng não của bé đang tăng trưởng và phát triển bình thường, vì sự phát triển não bộ của bé được phản ánh qua kích thước hộp sọ. Nếu chu vi vòng đầu của trẻ lớn hơn nhiều so với mức trung bình, trẻ sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo rằng trẻ không có dịch não tủy dư thừa trong não, một tình trạng gọi là não úng thủy.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của não bộ
Nếu chu vi vòng đầu của trẻ lớn hơn nhiều so với mức trung bình, trẻ sẽ được đánh giá thêm để đảm bảo rằng trẻ không bị não úng thuỷ

5. Cân nặng lúc sinh có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong tương lai của trẻ không?

Cân nặng khi sinh dường như ít quan trọng hơn bạn nghĩ, trong việc phát triển của trẻ. Không phải trọng lượng trẻ sơ sinh, mà gen mới là yếu tố xác định kích thước trưởng thành.

Những em bé nhỏ nhắn khi sinh đôi khi phát triển nhanh hơn, và những em bé lớn hơn lúc sinh có thể trở nên nhỏ bé hơn theo năm tháng.

Cha mẹ của một đứa trẻ là chỉ số tốt nhất để so sánh sự phát triển của trẻ. Có nhiều khả năng, trẻ sẽ phát triển và rất có thể, trẻ cũng sẽ đạt được chiều cao, cân nặng tương tự như bố mẹ khi chúng khi trưởng thành.

Trong trường hợp nếu theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ thấy những bất thường như: chậm tăng cân, hạn chế phát triển chiều cao, trẻ tăng cân nhanh... bạn có thể đưa bé tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng kiểm tra, đưa ra những đánh giá cụ thể về tình trạng hiện tại của bé.

Trẻ cần bổ sung đủ lượng kẽm để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn: babycenter.com - cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan