Bệnh than (Anthrax): Những điều cần biết (Phần 2)

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Khương - Bác sĩ truyền nhiễm - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh than (Anthrax) là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn có nha bào Bacillus Anthracis. Bệnh có thể lây sang người nếu như tiếp xúc với động vật bệnh hoặc sản phẩm của động vật bệnh.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch của bệnh than hiện nay chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có một số bằng chứng về nhiễm thể ẩn ở người thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, có thể mắc bệnh lần thứ hai nhưng rất hiếm.

1. Chẩn đoán lâm sàng bệnh than

Bệnh than thể da là chủ yếu, chiếm khoảng 95%, bệnh than thể hô hấp gặp ít hơn chiếm khoảng 5%. Thể tiêu hóa thuộc thể hiếm gặp. Thể màng não biểu hiện là triệu chứng viêm màng não mủ rất hiếm và chỉ là thứ phát do biến chứng nhiễm khuẩn huyết của các thể khác, nên ít được coi trọng.

Triệu chứng học theo thể lâm sàng

Bệnh than ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày (3-9 ngày), nhưng hầu hết trong 48 giờ sau tiếp xúc.

1.1. Bệnh than thể da

2020 UpToDate, Inc. and/or its affiliates. All Rights Reserved.

bệnh than
Tổn thương hoại tử với vòng xuất huyết ở bàn tay trái của bệnh nhân bị bệnh than ở da

Reproduced with permission from: Cinquetti G, Banal F, Dupuy A-L, et al. Three related cases of cutaneous anthrax in France. Medicine 2009; 88:371. Copyright © 2009 Lippincott Williams & Wilkins.Hinh1

© 2020 UpToDate, Inc. and/or its affiliates. All Rights Reserved.

Cutaneous anthrax with lymphangitis
Hình 2: Cutaneous anthrax with lymphangitis

(A) Necrotic wound with associated erythema and edema of the right forearm of a patient with cutaneous anthrax.
(B) Lymphangitis with an associated bulla and serous discharge of the medial right arm of the same patient.

Reproduced with permission from: Cinquetti G, Banal F, Dupuy A-L, et al. Three related cases of cutaneous anthrax in France. Medicine 2009; 88:371. Copyright © 2009 Lippincott Williams & Wilkins.

Mụn than là nốt loét, ở vị trí mầm bệnh xâm nhập qua da (thường ở vùng da hở: chân, tay, cổ, mặt...) tiến triển qua các giai đoạn: nốt dát, nốt sần, sau thành nốt phổng đỏ tím (mụn máu). Bệnh khiến bệnh nhân ngứa, gãi và bị vỡ các nốt phỏng gây thoại tử lan rộng, sau 2-4 ngày tạo thành nốt loét lớn, trên bề mặt phủ một vảy cứng màu đen. Xung quanh vết loét có nhiều mụn phổng thứ phát nhỏ (hình ảnh "vòng ngọc"). Tại vết loét, bệnh nhân không có cảm giác đau, kể cả khi châm kim. Sau 3-4 tuần, vết loét bong vảy, tạo thành sẹo trắng.

Phù nề xung quanh vết loét rất mạnh và lan rộng. Phù nề gây chèn ép (phù nề vùng cổ, ngực gây chèn vào khí quản...) và có dấu hiệu "rung thịt đông" (dấu hiệu Stephanski). Hạch lympho khu vực vết loét thường sưng, nhưng không đau, không hóa mủ.

Hội chứng nhiễm khuẩn - nhiễm độc toàn thân nặng: Bệnh nhân sốt cao 39-400C, rét run, mệt lử, đau đầu, mất ngủ... Bạch cầu máu ngoại vi tăng rất cao (20.000/mm3).

Nếu không được điều trị, bệnh than thể da có thể tử vong 5-20%. Ngược lại, nếu được điều trị, tử vong ít khi xảy ra.

1.2. Thể hô hấp

Bệnh da thể hô hấp có những triệu chứng như sau:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn-nhiễm độc nặng (như thể da).
  • Đau ngực, khó thở, có biểu hiện viêm phổi hoặc viêm phổi phế quản, khạc ra đờm màu rỉ sắt; có khi tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi.
  • Chụp X-quang phổi thấy trung thất giãn rộng do viêm hạch trung thất. Nhu mô phổi có hình ảnh thâm nhiễm đông đặc lan toả...
  • Nặng: Suy thở, tím tái, sốc...

1.3. Thể tiêu hoá

Bệnh than thể tiêu hóa có triệu chứng như sau:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn-nhiễm độc nặng.
  • Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài phân lẫn máu và nhầy... Bệnh cảnh giống triệu chứng viêm ruột hoại tử xuất huyết; đôi khi giống như một cấp cứu bụng ngoại khoa (do viêm hạch mạc treo...)
Đau bụng trên rốn
Đau bụng là một triệu chứng của bệnh than thể tiêu hóa

2. Chẩn đoán xác định bệnh than

Dựa vào lâm sàng (chủ yếu là thể da), dịch tễ, nhưng ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán là xét nghiệm đặc hiệu gồm các xét nghiệm: Cấy máu tìm vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh hoặc làm xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Tùy theo thể bệnh sẽ lấy các bệnh phẩm khác nhau như:

Dịch màng phổi, nếu có để nhuộm Gram, nuôi cấy và PCR

  • Dịch não tủy ở bệnh nhân có dấu hiệu màng não, nhuộm Gram, nuôi cấy và PCR
  • Các mẫu huyết thanh ở giai đoạn cấp tính và lui bệnh để xét nghiệm huyết thanh
  • Sinh thiết màng phổi và / hoặc phế quản để xét nghiệm, nếu các xét nghiệm khác âm tính
  • Đối với tổn thương mụn nước, lấy dịch mụn nước từ một mụn nước chưa vỡ để nhuộm Gram và nuôi cấy, hay để xét nghiệm PCR
  • Đối với eschars có thể lấy dịch loét để nhuộm và nuôi cấy Gram, hay làm PCR
  • Đối với các vết loét, nên lấy dịch ở vết loét để nhuộm và cấy vi khuẩn Gram, và xét nghiệm PCR

Ngoài ra, sinh thiết dày đầy đủ của một nốt sần hoặc mụn nước bao gồm cả vùng da lân cận của tất cả các bệnh nhân phải được gửi bằng formalin 10% để xét nghiệm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.

Theo đó, nên làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh than ở đường tiêu hóa như sau:

  • Dịch cổ trướng để nhuộm Gram, nuôi cấy và xét nghiệm PCR
  • Phân hoặc tăm bông trực tràng để nhuộm Gram, nuôi cấy và xét nghiệm PCR
  • Tổn thương hầu họng, nếu có, để nhuộm Gram, nuôi cấy và xét nghiệm PCR
  • Nếu bệnh nhân được phẫu thuật, có thể lấy mô bị ảnh hưởng để nhuộm Gram, nuôi cấy và xét nghiệm PCR; hóa mô miễn dịch có thể được thực hiện trên mô chính thức hóa.

Nhuộm soi: (kỹ thuật này chỉ có giá trị định hướng). Bệnh phẩm là dịch máu ở nốt phỏng mụn than, đờm, nước tiểu, phân, chất nôn, dịch tổ chức... Nhuộm gram tìm vi khuẩn gram dương. Nhuộm Ziehl - Neelson để phát hiện nha bào.

3. Chẩn đoán phân biệt bệnh than

  • Thể da của bệnh than với dịch hạch: Tuy đều có biểu hiện nhiễm khuẩn-nhiễm độc nặng, hạch sưng nhưng trong dịch hạch, hạch sưng to, đau, hoá mủ và vỡ...
  • Loét của bệnh than với loét trong bệnh Tularemia hoặc loét do tụ cầu khuẩn khác với bệnh than, loét trong bệnh Tularemia và tụ cầu không có vảy, phù nề ít và chỉ quanh vết loét, đau ít hơn...
  • Loét của sốt mò: giống nhau là cùng có vảy đen, nhưng nhỏ hơn, không phù nề xung quanh, không có phỏng nước thứ phát, bạch cầu thường không tăng...
bệnh than
Dựa vào các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt bệnh than

4. Điều trị bệnh than

Bệnh than cần được phát hiện và điều trị sớm. Theo đó, cần thực hiện cách ly bệnh nhân trong buồng riêng, nhân viên phục vụ phải có gang tay, ủng phòng bệnh. Liệu pháp phối hợp kháng sinh đường tĩnh mạch, kháng độc tố ( raxibacumab hoặc globulin miễn dịch bệnh than ), dẫn lưu tràn dịch màng phổi, chăm sóc hỗ trợ và cân nhắc sử dụng glucocorticoid bổ trợ khi có viêm màng não.

4.1. Thuốc kháng sinh

Penicilin G 4.000.000UI tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6giờ x 7-10 ngày hoặc Ciprofloxacin 400mg mỗi 8-12 giờ. Tetracyclin 0,4 g/lần. (hay Doxycyclin 100 mg)x 4 lần/ngày x 7-10 ngày.

Thuốc kháng sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh than

4.2. Các kháng sinh thay thế khác

Các loại kháng sinh thay thế khác như Amoxicillin, chloramphenicol, hay:

  • Meropenem : Ở người lớn: 2 g IV mỗi 8 giờ; ở trẻ em: 120 mg / kg mỗi ngày chia 8 giờ một lần, không vượt quá 2 g mỗi liều.
  • Linezolid: Ở người lớn: 600 mg IV mỗi 12 giờ; ở trẻ em <12 tuổi: 30 mg / kg mỗi ngày chia 8 giờ một lần, không quá 600 mg mỗi liều; ở trẻ em ≥12 tuổi: 30 mg / kg mỗi ngày chia 12 giờ một lần, không quá 600 mg / liều.

Đối với bệnh than thể hô hấp, tiêu hoá cần dùng liều cao hơn và phải kết hợp hồi sức. Các thuốc trợ tim mạch, bổ sung nước và điện giải. Bên cạnh đó không được trích rạch các mụn vì dễ gây nhiễm khuẩn huyết. Nếu có Gamma globulin đặc hiệu hoặc huyết thanh kháng độc tố than thì có thể chỉ định dùng.

4.3. Tiêu chuẩn ra viện

Các tiêu chuẩn để bệnh nhân mắc bệnh than ra viện như sau:

  • Khỏi về lâm sàng: Hết sốt, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, xét nghiệm bạch cầu máu ngoại vi bình thường... Đối với thể da: mụn than đã bong vảy, liền sẹo.
  • Xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính ở đờm, phân, máu, cách nhau 5 ngày.

5. Phòng bệnh than như thế nào?

5.1.Phòng bệnh chung

Việc phòng bệnh than cần đảm bảo đúng chế độ kiểm dịch động vật. Các động vật ốm không được giết mổ thịt. Động vật ốm chết vì bệnh than phải được chôn sâu, khử trùng tẩy uế đúng quy định...

Công nhân các lò sát sinh, xưởng chế biến sản phẩm từ động vật (thịt, xương, da, lông...) cần thực hiện đúng các quy định bảo vệ, định kỳ kiểm tra sức khoẻ, các tổn thương da nhiễm khuẩn cần được điều trị tốt... Thực hiện khử trùng, tẩy uế các chất thải của người và động vật ốm.

Phụ nữ nên khám định kỳ bệnh gì
Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh than

5.2. Phòng bệnh đặc hiệu

Phòng bệnh cho người và động vật có nguy cơ cao bằng vắc-xin BioThrax. Điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng ciprofloxacin (500mg uống 2 lần/ngày) hoặc doxycyclin (100mg x 2 lần/ngày). Thời gian điều trị sau phơi nhiễm là trên 6 tuần.
Bệnh than là một bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh. Vì thế việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh cần được theo dõi sát sao và khử trùng triệt để.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Clinical manifestations and diagnosis of anthrax; Daniel J Sexton, MD This topic last updated: Jan 24, 2019.
  • Tonry JH, Popov SG, Narayanan A, Kashanchi F, Hakami RM, Carpenter C, Bailey C, Chung MC . In vivo murine and in vitro M-like cell models of gastrointestinal anthrax. Microbes Infect. 2013 Jan;15(1):37-44. Epub 2012 Oct 26.
  • Treatment of anthrax; Kenneth H Wilson, MD. This topic last updated: Jan 24, 2019
  • January 14, 2016,Content source: Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases (NCEZID)
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

468 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • levaquin
    Tác dụng của thuốc Levaquin

    Thuốc Levaquin là tên thương mại của Levofloxacin, một loại kháng sinh. Thuốc Levaquin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Cùng tìm hiểu tác dụng của thuốc Levaquin qua bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • thuốc anthrasil
    Công dụng thuốc Anthrasil

    Anthrasil thuộc nhóm thuốc điều trị và dự phòng bệnh than qua đường hô hấp dành cho cả trẻ em và người lớn. Anthrasil được sử dụng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, bệnh nhân cần được giám sát chặt ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Moroxal
    Công dụng thuốc Moxoral 500

    Thuốc Moxoral 500 là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa – gan ...

    Đọc thêm
  • thuốc Anthim
    Công dụng thuốc Anthim

    Thuốc Anthim được sử dụng chủ yếu để điều trị và dự phòng bệnh than lây qua đường hô hấp. Thuốc được dùng qua đường tiêm truyền tĩnh mạch theo giám sát trực tiếp của bác sĩ. Trong quá trình ...

    Đọc thêm
  • Ofbeat
    Công dụng thuốc Ofbeat

    Thuốc Ofbeat được bào chế dạng viên nén bao phim, có chứa hoạt chất Ofloxacin là kháng sinh nhóm Quinolon. Ofbeat được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Cùng tìm hiểu ...

    Đọc thêm