Bé đi ngoài có sợi máu: Khi nào cần đi khám?

Bé đi ngoài có sợi máu nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời có thể làm cho tình trạng bệnh trở nặng và gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra tình trạng bé đi ngoài có sợi máu trong phân thì cần đưa trẻ tới bác sĩ nhi để kiểm tra và điều trị sớm.

1. Nguyên nhân bé đi ngoài có sợi máu

Có nhiều nguyên nhân làm cho bé đi ngoài có sợi máu. Tuy nhiên, thông thường đối với những trường hợp này thì có thể rơi vào các nguyên nhân chính như sau:

  • Trẻ bị nứt hậu môn

Phân của trẻ có sợi máu khi đi ngoài có thể là do trẻ bị nứt hậu môn. Hiện tượng này thường gặp đối với những trẻ bị táo bón. Trường hợp này thì các vết nứt ở hậu môn có thể tự khỏi và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu khi đi ngoài trầm trọng hơn thì bé có thể cần phải bôi thuốc mỡ vào hậu môn.

  • Viêm đại tràng

Có sợi máu trong phân cũng có thể do trẻ bị viêm đại tràng. Bệnh lý này xuất hiện khi đại tràng hoặc ruột già của bé bị viêm. Đối với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh thì tình trạng bị nhiễm khuẩn, viêm rất dễ xảy ra do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Do đó, viêm đường ruột cũng làm cho bé đi ngoài có sợi máu tươi trong phân. Trường hợp này bác sĩ nhi có thể cho bé sử dụng các loại thuốc kiểm soát tình trạng viêm thành ruột của trẻ.

  • Bệnh Crohn

Đi ngoài ra máu do mắc bệnh Crohn. Đây là bệnh làm cho ruột non và ruột già bị viêm loét. Đối với những trẻ gặp vấn đề này, bác sĩ sẽ kê đơn dựa trên tình trạng của từng bé.

  • Đi ngoài ra máu nhầy do dị ứng

Một số trẻ có biểu hiện dị ứng với một số loại sữa hoặc thức ăn nên khi đi ngoài có thể xuất hiện máu và chất nhầy trong phân. Nếu bé dị ứng thì có thể phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng dị ứng của bé.

2. Bé đi ngoài có sợi máu: Khi nào cần đi khám?

Đi ngoài ra máu ở trẻ có thể được phân thành 2 loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mức độ bé đi ngoài có sợi máu và mức độ bé đi ngoài ra những đốm máu.

Đối với mức độ đầu thể hiện mức độ mắc bệnh của bé vẫn còn tương đối nhẹ và khi quan sát thì trẻ vẫn có thể vui chơi, bú và ăn bình thường.

Nhưng đối với mức độ thứ hai thì tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn và trẻ có hiện tượng mệt mỏi, quấy khóc. Đây là hiện tượng đáng lo ngại nên phụ huynh phải đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra sớm, tránh những rủi ro cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

3. Cách hạn chế tình trạng bé đi ngoài có sợi máu

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh.
  • Quan sát phân và kiểm tra hậu môn của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Theo dõi và tìm hiểu các tác nhân gây ra các loại dị ứng mà trẻ có thể gặp phải để phòng tránh
  • Đối với những trẻ đã ăn dặm thì phụ huynh và người chăm sóc nên bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bé
  • Cho bé vận động và tập các thao tác hỗ trợ cho tiêu hóa
  • Giữ gìn vệ sinh để bé tránh được các vi khuẩn/vi trùng có thể làm cho bé bị viêm, nhiễm trùng.

Bé đi ngoài có sợi máu có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh của bé có thể trở nên trầm trọng hoặc gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Do đó, khi các triệu chứng không cải thiện, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan