Bé 16 tháng cao bao nhiêu cm?

Việc nắm được chiều cao, cân nặng của con ở thời điểm 16 tháng tuổi sẽ giúp cha mẹ đánh giá chính xác về mức độ tăng trưởng của con mình. Từ đó, các bậc phụ huynh có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

1. Trẻ 16 tháng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu?

Để đánh giá sự phát triển của trẻ, biết được bé 16 tháng cao bao nhiêu thì cha mẹ có thể tham khảo bảng chuẩn chiều cao - cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO.

Theo đó, chiều cao bé 16 tháng không có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Cụ thể, chiều cao bé gái 16 tháng tuổi và bé trai 16 tháng tuổi đều ở mức 73.0 - 84.2cm, trung bình là 78.6cm.

Về cân nặng, bé gái 16 tháng tuổi có cân nặng bình thường là 9.8kg, bé trai 16 tháng tuổi có cân nặng bình thường là 10.5kg.

2. Lưu ý khi đo chiều cao bé 16 tháng tuổi

Khi đo chiều cao và ghi chép lại, theo dõi sự tăng trưởng chiều cao của trẻ 16 tháng tuổi thì cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Nên đo chiều cao của trẻ vào sáng sớm; cởi giày dép, mũ nón của trẻ trước khi đo; có thể cho trẻ đo chiều cao ở tư thế nằm thẳng.
  • Trẻ sơ sinh thường có chiều dài trung bình 50cm. Chiều cao của trẻ sẽ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ tháng 1 - 6, trẻ tăng trưởng chiều cao trung bình 2,5cm/tháng. Từ tháng 7 - 12, trẻ tăng trưởng chiều cao trung bình khoảng 1,5cm/tháng.
  • Khi bước sang tuổi thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ sẽ chậm lại. Mỗi năm, trẻ sẽ tăng khoảng 10 - 12cm.
  • Từ trên 2 tuổi tới trước tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ tăng trung bình 6 - 6cm/năm.
be-16-thang-cao-bao-nhieu-cm
Chiều cao bé 16 tháng không có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái

3. Biện pháp giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và cân nặng

Sau khi nắm được bé 16 tháng cao bao nhiêu, phụ huynh cần chú ý thực hiện các biện pháp giúp chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ phát triển đạt chuẩn. Một số vấn đề cần lưu tâm gồm:

  • Nên cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mỗi lần cho bú, nên để bé bú hết 1 bên để tận dụng sữa cuối vì sữa cuối rất giàu dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, nên bắt đầu từ ăn ngọt tới ăn mặn.
  • Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bé, khẩu phần ăn cần đa dạng và cân đối đủ 4 nhóm dưỡng chất như chất béo, chất đạm, đường và tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Chú ý cho trẻ ăn thêm bữa phụ với các loại thực phẩm đa dạng như trái cây, sữa chua,... Bữa chính và bữa phụ nên cách nhau tối thiểu 1 tiếng.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo: nutribaby.vn, medinet.gov.vn, viendinhduong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan