Bảo vệ trẻ khỏi các hóa chất độc hại

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ em không phải là người lớn, nên trẻ sẽ có những tổn thương đặc biệt đối với tác động độc hại của hóa chất. Việc trẻ em tiếp xúc hóa chất ở những giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và nhận thức có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho sức khỏe.

1.Tại sao trẻ em lại dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với hóa chất độc hại?

Với việc nhận thức được rằng trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với các hóa chất độc hại được khởi xướng từ năm 1993, khi công bố báo cáo của Học viện Quốc gia về thuốc trừ sâu trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh và trẻ em. Các nghiên cứu được trích dẫn trong báo cáo cho thấy trẻ em khác biệt về số lượng và chất lượng so với người lớn về mức độ nhạy cảm với thuốc trừ sâu và các hóa chất khác.

Trước khi báo cáo này được công bố, hầu như tất cả các chính sách môi trường ở Hoa Kỳ đều tập trung vào việc đánh giá rủi ro đối với “Người trưởng thành trung bình” và ít chú ý đến những rủi ro riêng của trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc các nhóm dễ bị tổn thương khác trong dân số.

Báo cáo đã tạo ra một sự thay đổi mô hình trong cách tiếp cận đối với chính sách sức khỏe và môi trường. Nó dẫn đến các sáng kiến ​​về lập pháp và quy định mới để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ em tốt hơn trước các mối đe dọa sức khỏe môi trường và đặc biệt, có ảnh hưởng trong việc thay đổi quy định về thuốc trừ sâu và hóa chất dược phẩm.

Báo cáo đã xác định bốn điểm khác biệt giữa trẻ em và người lớn góp phần làm tăng tính nhạy cảm của trẻ em với các hóa chất trong môi trường.

Trẻ sơ sinh uống nước
Trẻ sơ sinh sáu tháng tuổi có thể uống nước gấp bảy lần mỗi pound so với người lớn
  • Thứ nhất, trẻ em tiếp xúc với hóa chất độc hại nhiều hơn người lớn so về trọng lượng cơ thể. Trẻ sơ sinh sáu tháng tuổi uống lượng nước gấp bảy lần mỗi pound so với người lớn. Trẻ em hấp thụ nhiều calo hơn 3-4 lần so với người lớn. Lượng khí nạp vào mỗi pound của trẻ sơ sinh gấp đôi so với người lớn. Những khác biệt này dẫn đến việc trẻ em tiếp xúc không cân đối với các hóa chất độc hại trong không khí, thực phẩm và nước. Ngoài ra, hành vi chạm tay vào miệng và chơi trên mặt đất của trẻ càng làm tăng khả năng tiếp xúc của trẻ.
  • Thứ hai, các con đường trao đổi chất của trẻ em chưa trưởng thành, và khả năng chuyển hóa các hóa chất độc hại của trẻ em khác với người lớn. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh có nguy cơ thấp hơn người lớn vì chúng không thể chuyển hóa chất hấp thụ được thành dạng độc hại. Tuy nhiên, thông thường hơn, trẻ dễ bị tổn thương hơn vì chúng thiếu các enzym cần thiết để phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Thứ ba, quá trình phát triển ban đầu của trẻ dễ bị gián đoạn. Sự phát triển nhanh chóng, phức tạp và có tính biên độ cao diễn ra trong cuộc sống trước khi sinh và trong những năm đầu tiên sau khi sinh, tiếp tục phát triển nhưng ở mức độ chậm hơn trong suốt thời thơ ấu cho đến tuổi dậy thì. Ví dụ, trong não, hàng tỷ tế bào phải hình thành, di chuyển đến vị trí được chỉ định của chúng, và thiết lập hàng nghìn tỷ liên kết chính xác. Tương tự như vậy, sự phát triển của các cơ quan sinh sản được hướng dẫn bởi một chuỗi tín hiệu hóa học phức tạp và có thời gian chính xác và được định hình bởi các hormone của mẹ và thai nhi. Nghiên cứu gần đây về nhi khoa và chất độc đã phát triển đã xây dựng khái niệm “Giai đoạn cửa sổ dễ bị tổn thương”. Đây là những giai đoạn quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu khi việc tiếp xúc với liều lượng hóa chất độc hại dù chỉ vài phút, mặc dù mức độ này không có tác dụng phụ đối với người lớn nhưng có thể phá vỡ sự hình thành cơ quan và gây suy giảm chức năng suốt đời đối với trẻ nhỏ.
Bệnh Parkinson
Nếu trẻ sơ sinh bị tổn thương các tế bào trong não có thể tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson ở tuổi trưởng thành

Ví dụ: nếu các tế bào trong não của trẻ sơ sinh bị tổn thương bởi chì hoặc thuốc trừ sâu, hậu quả có thể bao gồm khuyết tật phát triển ở tuổi 11,13 và có thể tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, ở tuổi trưởng thành. Nếu các tín hiệu nội tiết tố không phù hợp được gửi đến các cơ quan sinh sản đang phát triển bởi một chất gây rối loạn nội tiết hóa học tổng hợp, chẳng hạn như một số hóa chất thường thấy trong các sản phẩm gia dụng, nhựa và mỹ phẩm (phthalates) và trên quần áo (chất chống cháy) có thể gây suy giảm khả năng sinh sản suốt đời. Những cửa sổ về tính dễ bị tổn thương này không tương đương với cuộc sống của người lớn.

  • Thứ tư, trẻ em có nhiều thời gian hơn người lớn để phát triển các bệnh mãn tính. Nhiều bệnh do các hóa chất độc hại gây ra, chẳng hạn như ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh, ngày này các nhà khoa học đã hiểu là quá trình gây bệnh này tiến triển thông qua các quá trình nhiều giai đoạn và nhiều năm có thể bắt đầu bằng việc phơi nhiễm trong thời kỳ sơ sinh. Từ cái nhìn sâu sắc này đã thúc đẩy nghiên cứu mới để xác định những ảnh hưởng môi trường ban đầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe trong thời thơ ấu và trong suốt cuộc đời con người.

2. Trẻ tiếp xúc hóa chất độc hại gây ra bệnh gì?

Có nhiều bằng chứng mạnh và ngày càng có nhiều bằng chứng hơn về hóa chất độc hại là nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều bệnh tật và rối loạn chức năng ở trẻ em. Sự công nhận này lần đầu tiên xuất hiện trong các nghiên cứu về chì và thủy ngân. Trong những năm gần đây, khi các chiến lược nghiên cứu về nhi khoa môi trường ngày càng hoàn thiện hơn, tốc độ khám phá khoa học tiến triển nhanh hơn và hàng loạt mối liên hệ mới đã được phát hiện. Ví dụ:

chứng rối loạn phát triển lan tỏa
Tiếp xúc với thuốc trừ sâu chlorpyrifos trước khi sinh làm tăng nguy cơ trẻ có thể mắc chứng rối loạn phát triển lan tỏa

  • Phơi nhiễm PCB trước khi sinh có liên quan đến việc giảm trí thông minh của trẻ. PCB là một loại hóa chất khó phân hủy trong môi trường, tích tụ ở mức cao trong một số loài cá. Sự phơi nhiễm của con người về cơ bản là hậu quả của việc bà mẹ ăn cá bị ô nhiễm trước và trong khi mang thai. Mặc dù PCB không còn được sản xuất ở Hoa Kỳ nhưng chúng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm trong sản xuất thiết bị điện như máy biến áp, và chúng tiếp tục là chất gây ô nhiễm quan trọng ngày nay vì chúng rất khó phân hủy trong môi trường và vì chúng tập trung trong các mô của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.
  • Tiếp xúc trước khi sinh với thuốc trừ sâu chlorpyrifos có liên quan đến việc giảm chu vi vòng đầu khi sinh và chậm phát triển. Chu vi vòng đầu nhỏ khi sinh là một chỉ số về sự chậm phát triển của não trong thai kỳ. Chlorpyrifos cũng có liên quan đến chứng rối loạn phát triển lan tỏa, đây là một dạng của tự kỷ.
  • Các bé trai tiếp xúc trong bụng mẹ với phthalates, đây là một hợp chất hóa học có trong nhựa, mỹ phẩm và nhiều sản phẩm gia dụng thông thường, dường như có nguy cơ tăng các bất thường về hành vi giống như chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tiếp xúc trước khi sinh với bisphenol A, một hóa chất tổng hợp được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonate, có liên quan đến những bất thường về hành vi ở trẻ em gái. Tiếp xúc trước khi sinh với chất chống cháy brôm có liên quan đến suy giảm nhận thức, và tiếp xúc trước khi sinh với asen và mangan có liên quan đến suy giảm phát triển thần kinh.
  • Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn tăng lên ở trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động và ô nhiễm không khí dạng hạt mịn. Nguy cơ tử vong do các bệnh đường hô hấp tăng lên ở trẻ sơ sinh tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt mịn.
  • Tiếp xúc với phthalate trước khi sinh cũng có liên quan đến việc rút ngắn khoảng cách giữa vùng hậu môn sinh dục ở các bé trai, đây là một dấu hiệu cho thấy sự nữ tính hóa. Tiếp xúc trước khi sinh với hóa chất perfluorinated (axit perfluorooctanic và perfluorooctane sulfonate) được sử dụng để làm chảo chống dính và chất chống vết bẩn có liên quan đến việc giảm cân khi sinh và giảm vòng đầu ở trẻ sơ sinh.

3. Làm thế nào để bảo vệ trẻ trước nguy cơ ngộ độc hoá chất?

thuốc trừ sâu
Khi sử dụng thuốc trừ sâu nên cho trẻ em và vật nuôi tránh xa

Để thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác tránh xa trẻ em

  • Cất thực phẩm và rác trong hộp kín để ngăn không cho côn trùng xâm nhập vào nhà.
  • Sử dụng bả và bẫy an toàn; đặt bả và bẫy ở những nơi trẻ em không thể lấy được.
  • Đọc nhãn sản phẩm và làm theo hướng dẫn.
  • Cất thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại ở nơi trẻ em không thể với tới và không bao giờ để chúng vào các hộp đựng khác mà trẻ có thể nhầm với đồ ăn hoặc thức uống.
  • Giữ trẻ em, đồ chơi và vật nuôi tránh xa khi sử dụng thuốc trừ sâu; không để chúng chơi trên cánh đồng, vườn cây ăn quả và vườn sau khi thuốc trừ sâu đã được sử dụng ít nhất trong thời gian khuyến cáo trên nhãn thuốc trừ sâu.
  • Rửa trái cây và rau quả dưới vòi nước trước khi ăn, gọt vỏ trước khi ăn khi có thể.

Bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm độc hóa chất

  • Nếu trẻ đã nuốt hoặc hít phải một sản phẩm độc hại như chất tẩy rửa gia dụng hoặc thuốc trừ sâu, hoặc bị dính vào mắt hoặc trên da của trẻ thì hãy gọi 115 nếu trẻ bất tỉnh, khó thở hoặc co giật; Kiểm tra nhãn để biết hướng dẫn về cách sơ cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất.

Giúp trẻ dễ thở hơn

  • Không hút thuốc lá và không để người khác hút thuốc trong nhà hoặc xe của bạn.
  • Giữ nhà của bạn sạch sẽ nhất có thể. Bụi, nấm mốc, một số loài gây hại trong nhà, khói thuốc lá và lông thú cưng có thể gây ra các cơn hen suyễn và dị ứng.
Thuốc lá
Khói thuốc lá có thể gây ra các cơn hen suyễn và dị ứng cho trẻ

  • Hạn chế hoạt động ngoài trời vào những ngày cảnh báo ô nhiễm không khí đặc biệt có hại.
  • Đi bộ, sử dụng xe đạp và đi phương tiện công cộng.

Bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm độc chì

  • Đưa trẻ đi kiểm tra mức độ chì trong cơ thể.
  • Kiểm tra nguy cơ sơn chì nếu ngôi nhà của bạn được xây dựng quá cũ.
  • Rửa tay cho trẻ trước khi ăn; thường xuyên rửa bình sữa, núm vú giả và đồ chơi.
  • Lau sàn nhà và cửa sổ để bảo vệ trẻ em khỏi bụi và lớp sơn bị bong tróc dễ bị nhiễm chì, đặc biệt là trong những ngôi nhà cũ.

Bảo vệ trẻ em khỏi ánh nắng mặt trời quá nhiều

Giữ trẻ em tránh xa thủy ngân

  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng nhưng tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao.
  • Thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế kỹ thuật số.
  • Không để trẻ em cầm hoặc chơi với đồ dụng có thủy ngân.
  • Không bao giờ đốt nóng hoặc đốt cháy thủy ngân.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, healthaffairs.org, epa.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan