Bạch cầu đơn nhân ở trẻ em

Bạch cầu đơn nhân tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu chủ quan. Do đó, cho dù chỉ xuất hiện triệu chứng tương tự cảm cúm như đau họng, sốt, gia đình cũng nên đưa trẻ đi khám.

1. Trẻ bị đau họng và sưng hạch có phải bị tăng bạch cầu đơn nhân không?

Bệnh bạch cầu đơn nhân là bệnh lây truyền qua nước bọt, thường gặp ở độ tuổi thanh niên. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị nhiễm virus do dùng chung cốc hoặc thìa của anh chị, đồ chơi của những đứa trẻ khác hoặc nụ hôn từ người thân mang virus.

Các triệu chứng của bạch cầu đơn nhân thường không xuất hiện 4 - 6 tuần sau khi tiếp xúc. Nếu trẻ mới biết đi bị bạch cầu đơn nhân, các triệu chứng của trẻ có thể tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, gồm có:

  • Đau họng
  • Sưng các tuyến (ở cổ và có thể ở bẹn và nách)
  • Sốt
  • Phát ban

Khi trẻ lớn hơn bị bạch cầu đơn nhân, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt, nhức đầu, chán ăn và sưng lá lách.

Đối với chứng bạch cầu đơn nhân thì trẻ càng nhỏ, các triệu chứng sẽ càng ít nghiêm trọng. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh thường có các triệu chứng nhẹ hoặc hoàn toàn không có triệu chứng.

Hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị bạch cầu đơn nhân thường có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng

2. Nguyên nhân gây ra bạch cầu đơn nhân?

Bên cạnh nhiều loại virus khác, virus Epstein-Barr (EBV) là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân. Hầu hết người trưởng thành đã tiếp xúc với EBV khi đến độ tuổi 35.

Trẻ tập đi thường bị nhiễm virus do ngậm đồ chơi của trẻ khác bị nhiễm virus hoặc thậm chí là qua ho, hắt hơi từ người bị bệnh.

3. Chẩn đoán và điều trị bạch cầu đơn nhân như thế nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ có nhiễm virus hay không nếu khai thác được thông tin trẻ đã tiếp xúc với virus trong quá trình hỏi bệnh. Bệnh do virus rất đa dạng, nên việc chẩn đoán sẽ khó khăn. Xét nghiệm máu thường được chỉ định trong chẩn đoán bạch cầu đơn nhân, nhưng không chính xác lắm đối với trẻ nhỏ.

Vì vi rút không đáp ứng với kháng sinh, nên không có phương pháp điều trị nào cho bệnh tăng bạch cầu đơn nhân ngoài các biện pháp sử dụng để điều trị cảm lạnh: Nghỉ ngơi, uống nhiều chất lỏng và thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Xét nghiệm ion đồ máu để làm gì
Việc chẩn đoán bạch cầu đơn nhân thường gặp nhiều khó khăn

4. Bệnh bạch cầu đơn nhân có nguy hiểm không?

Biến chứng thường gặp nhất là vỡ lá lách, cần được cấp cứu. Một cú đánh chạm vào lá lách vốn đã sưng có thể khiến lá lách bị rách. Do đó, các bác sĩ thường khuyên trẻ lớn và người trưởng thành mắc bệnh bạch cầu đơn nhân tránh các môn thể thao tiếp xúc trong vòng một tháng hoặc lâu hơn.

Các biến chứng khác gồm có viêm gan, vàng da và sưng amidan. Nếu thấy trẻ sưng cổ họng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Trong trường hợp cổ họng sưng đến mức khó thở, hãy gọi 115 cấp cứu.

Trong một số trường hợp hiếm hoi khác, bạch cầu đơn nhân có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như máu, hệ thần kinh trung ương hoặc tim. Căn bệnh này thậm chí có thể đe dọa tính mạng ở những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu như ở trẻ bị HIV / AIDS.

5. Phòng bệnh bạch cầu đơn nhân bằng cách nào?

Cách để ngăn ngừa nhiễm bệnh bạch cầu đơn nhân là ngăn ngừa bệnh lan rộng mà xuất phát điểm là từ các thành viên trong gia đình với nhau. Tuy nhiên, đây là việc làm khó, vì nhiều người mắc và lây bệnh khi không biểu hiện triệu chứng.

Nếu trẻ chưa biết đi, bạn nên giữ trẻ ở nhà, không cho trẻ chạm vào đồ chơi cho đến khi hết sốt. Không để trẻ dùng chung cốc hoặc đồ dùng với anh chị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

560 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan