Mục đích và quy trình của việc cấy máu, nuôi vi khuẩn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Bác sĩ Xét nghiệm vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Cấy máu, nuôi vi khuẩn đang được xem là xét nghiệm để tìm ra tác nhân như vi khuẩn, vi nấm, nấm gây nhiễm trùng huyết.

1. Mục đích cấy máu, nuôi vi khuẩn

Mấy năm gần đây, số ca mắc bệnh nhiễm trùng huyết tăng lên cao, trung bình mỗi năm có khoảng từ 18-20 triệu ca nhiễm trùng huyết tử vong trên toàn thế giới. Đây là một con số đáng báo động và yêu cầu ngành y tế cần tìm ra căn nguyên để giúp bệnh nhân có thể điều trị hiệu quả hơn.

Nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nặng, do vi khuẩn/ vi nấm lưu hành trong máu gây ra, biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng với tỷ lệ tỷ vong cao (từ 20-50%).

Cấy máu vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng huyết, là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Mẫu máu được cho cấy vào trong môi trường đặc biệt trong phòng thí nghiệm và được ủ (môi trường có kiểm soát) từ 1 đến 7 ngày, các bác sĩ sẽ tìm loại vi trùng nào gây bệnh.

Chỉ khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ mới sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị hiệu quả, đem lại cơ hội sống và giảm bớt chi phí gánh nặng trên vai bệnh nhân và người nhà.

Thời điểm lấy máu phù hợp nhất là khi bệnh nhân đang sốt, hoặc khi bệnh nhân bị ớn lạnh hay đang lạnh run trước khi sốt. Bác sĩ nên lấy máu trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh, trường hợp đang sử dụng kháng sinh thì nên ngừng kháng sinh ít nhất 24 giờ, hoặc cấy máu vào thời điểm trước khi sử dụng liều kháng sinh tiếp theo trong ngày.

Cấy máu, nuôi vi khuẩn
Cấy máu vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng huyết

2. Quy trình cấy máu, nuôi vi khuẩn

2.1 Những lưu ý trước khi tiến hành cấy máu, nuôi vi khuẩn

Cần sát trùng da bằng cồn 70%, chờ khô rồi mới chọc kim lấy máu. Ở người lớn, lấy mẫu máu 8- 10 ml máu để cấy vào môi trường cấy máu có thể tích 50ml. Ở trẻ số, số lượng chỉ là 3-5ml, trẻ sơ sinh có thể lấy 2-3 ml. Thông thường, thể tích máu được lấy để cấy nên chiếm 1/10 hay tối đa là 1/5 thể tích môi trường cấy máu.

2.2 Các bước tiến hành cấy máu

Bước 1: Ghi lên vỏ chai cấy máu các thông tin: Họ tên, tuổi của người bệnh, ngày, giờ lấy máu, khoa điều trị (nếu bệnh nhân cấy máu nhiều lần phải ghi rõ số lần cấy máu vào chai cấy máu và phiếu xét nghiệm).

Bước 2: Lấy máu tĩnh mạch thao tác VÔ TRÙNG TUYỆT ĐỐI, nếu chọc tĩnh mạch một lần không lấy được máu, phải lấy lại bằng kim tiêm khác, tuyệt đối không để chạm kim tiêm vào bất cứ vật gì.

Bước 3: Mở nắp bảo vệ chai cấy máu, sát trùng mặt nút cao su của chai bằng cồn 70 độ chờ khô (không sử dụng cồn iod), chọc kim qua nút cao su, bơm trực tiếp máu vào chai, lắc chai cấy máu để máu được trộn đều.

Bước 4. Chuyển ngay chai cấy máu và phiếu yêu cầu xét nghiệm về khoa Vi sinh càng sớm càng tốt.

Bước 5. Để trong tủ ấm (với bình cấy máu thông thường) hoặc để trong máy cấy máu tự động ở 35 độ C (với chai cấy máu) và theo dõi hàng ngày.

Lấy máu
Bước lấy máu tĩnh mạch cần được đảm bảo vô trùng tuyệt đối

2.3 Nuôi cấy vi khuẩn

Bước 1. Kiểm tra bình máu: Với bình cấy máu thông thường kiểm tra 02 lần/ngày (7 giờ sáng và 15 giờ chiều), khi thấy máu có biểu hiện khác thường thì lấy ra làm xét nghiệm tìm vi khuẩn/nấm.

Bước 2. Để tủ ấm 35 độ C/24 giờ, ngày hôm sau kiểm tra khuẩn lạc, nhuộm Gram xem hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn/nấm, tiếp tục dùng hóa chất và sinh phẩm thích hợp thử các tính chất sinh vật hóa học, làm định danh để xác định loài vi khuẩn/nấm và làm kháng sinh đồ.

Bước 3. Trả kết quả ngay cho bác sĩ lâm sàng khi có kết quả kháng sinh đồ.

Bước 4. Nếu âm tính: Để tủ ấm với bình cấy máu thông thường đến ngày thứ 7 (với chai cấy máu của máy cấy máu tự động, máy sẽ tự động báo âm tính sau 5 ngày), làm tiêu bản nhuộm Gram và cấy chuyển trên môi trường thạch máu 35 độ C/24 giờ. Sau 24 giờ, nếu không mọc khuẩn lạc thì kết luận âm tính và trả kết quả xét nghiệm cho bác sĩ lâm sàng.

Phải thường xuyên thông báo cho bác sĩ lâm sàng biết kết quả tạm thời bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu vi khuẩn mọc bằng các phiếu trả lời kết quả tạm thời.

Hiện kỹ thuật lọc máu cấp cứu bệnh nhân suy đa tạng đang được ứng dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, Vinmec cam kết bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân.

Vinmec sử dụng hệ thống máy hiện đại, mới, đa tính năng. Máy lọc máu liên tục multiFiltrate của hãng Fresenius với nhiều ưu điểm vượt trội. Đội ngũ y bác sĩ là những người tay nghề vững vàng, làm chủ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và đã được đào tạo kỹ thuật này rất chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm trong việc xử trí các trường hợp bệnh nhân nguy kịch, hỗ trợ và phối hợp với các khoa trong bệnh viện điều trị những trường hợp bệnh nhân nặng và phức tạp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cilaprim
    Công dụng thuốc Cilaprim

    Thuốc Cilaprim được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc Cilaprim hiệu quả và sớm khắc phục bệnh, bạn nên thực hiện theo đúng phác đồ ...

    Đọc thêm
  • dalisone
    Công dụng thuốc Dalisone

    Dalisone chứa thành phần Ceftriaxone 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiêu ...

    Đọc thêm
  • Vaklonal
    Công dụng thuốc Vaklonal

    Thuốc Vaklonal có thành phần Vancomycin hydrochloride được sử dụng trong điều trị viêm tủy xương, viêm phổi, nhiễm trùng da & huyết, viêm khớp, viêm màng não,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng dòng ...

    Đọc thêm
  • yungpenem
    Công dụng thuốc Yungpenem

    Yungpenem thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha tiêm, đóng gói hộp 10 lọ. Thành phần chính của Yungpenem là Cilastatin (dưới dạng Cilastatin ...

    Đọc thêm
  • thuốc Sitacef
    Công dụng thuốc Sitacef

    Sitacef là thuốc được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn do ức chế enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc phù hợp với những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết, ...

    Đọc thêm