Lịch tiêm chủng cho trẻ 7-18 tuổi theo khuyến nghị của CDC (Hoa Kỳ)

Để biết chính xác loại vắc xin và thời điểm nào tiêm vắc xin phù hợp cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi, bác sĩ sẽ phải dựa trên tình trạng sức khỏe, tình sử bệnh tật và các loại vắc xin đã sử dụng, vì vậy các bậc phụ huynh cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin cho trẻ.

Các loại vắc xin trong lịch tiêm chủng cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi dưới đây được đề xuất bởi Ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng và được phê duyệt bởi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Viện bác sĩ gia đình Mỹ và Trường Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ.

1. Lịch tiêm chủng dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi

  • Tất cả các trẻ từ 7 đến 18 tuổi nên tiêm chủng ngừa cúm hàng năm.
  • Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm Tdap.
  • Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm 2 mũi vắc-xin HPV.
  • Tất cả trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên tiêm một mũi vắc-xin kết hợp ngừa viêm màng não cầu khuẩn (MenACWY) và tiêm nhắc lại khi trẻ 16 tuổi.
  • Thanh thiếu niên 16 tuổi 18 có thể tiêm chủng ngừa bằng vắc-xin viêm Màng Não Nhóm Huyết Thanh B (MenB).

2. Vắc xin dành cho trẻ từ 7 đến 18 tuổi phòng ngừa những bệnh nào?

2.1 Bạch hầu (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin Tdap)

Bạch hầu là một bệnh do vi khuẩn rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bao gồm cả phổi. Vi khuẩn bạch hầu có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước từ người bị nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Khi nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể sản sinh độc tố trong cơ thể tạo ra một lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng khiến bạn khó thở hoặc nuốt. Ảnh hưởng từ độc tố này cũng có thể dẫn đến viêm cơ tim do ngộ độc, thường xảy ra với triệu chứng nhịp tim nhanh, đặc biệt có thể rối loạn dẫn truyền dẫn tới ngừng tim và tử vong. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạch hầu có thể gây hôn mê, liệt hoặc thậm chí tử vong.

2.2 Viêm gan A (Phòng ngừa bằng vắc-xin HepA)

Viêm gan A là bệnh nhiễm trùng ở gan do virus viêm gan A gây ra. Vi-rút lây lan chủ yếu từ người sang người qua đường phân-miệng. Nói cách khác, vi-rút được đưa vào bằng miệng khi tiếp xúc với đồ vật, thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm phân của người bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, kém ăn, nôn ói, đau dạ dày và đôi khi vàng da, vàng mắt. Đôi khi người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng, do bị bệnh nhẹ trong một hoặc hai tuần hoặc bị nặng có thể kéo dài vài tháng, bệnh hiếm khi dẫn đến suy gan và tử vong.

Mệt mỏi
Các triệu chứng của viêm gan A có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, kém ăn, nôn ói, đau dạ dày và đôi khi vàng da, vàng mắt

2.3 Viêm gan B (Phòng ngừa bằng vắc-xin HepB)

Viêm gan B gây ra các triệu chứng gần tương tự như bệnh cúm với cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn ói phát ban, đau khớp và vàng da. Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính bao gồm sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp và đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, phân màu xám và vàng da.

2.4 Papillomavirus ở người (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin HPV)

Siêu vi papilon ở người (Human papillomavirus – HPV) là một loại virus phổ biến và là bệnh lây qua đường tình dục (Sexually transmitted infection – STI) phổ biến nhất đặc biệt ở người, đặc biệt là thanh thiếu niên và người chưa đến 20 tuổi. Bạn có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người bị nhiễm virus. Bệnh thường lây lan trong quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc hậu môn. HPV có thể bị lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Khoảng 14 triệu người, bao gồm cả thanh thiếu niên bị nhiễm vi-rút HPV mỗi năm. Nhiễm trùng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ ở phụ nữ và ung thư dương vật ở nam giới. HPV cũng có thể gây ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ.

2.5 Cúm (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cúm hàng năm)

Cúm là một bệnh nhiễm trùng do virus rất dễ lây nhiễm ở mũi, họng và phổi. Vi-rút dễ dàng lây lan qua các giọt khi người nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi và bệnh diễn tiến biến từ từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt cao đột ngột, ớn lạnh, ho khan, nhức đầu, sổ mũi, đau họng và đau cơ và khớp. Mệt mỏi cực độ có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Cúm có thể dẫn đến nhập viện hoặc thậm chí tử vong, ngay cả ở những trẻ khỏe mạnh trước đây.

2.6 Bệnh sởi (Phòng ngừa bằng vắc-xin MMR)

Bệnh Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất. Virus sởi lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với không khí thở của người nhiễm bệnh. Bệnh sởi dễ lây lan đến nỗi chỉ cần ở trong cùng phòng người bị sởi, mặc dù người đó đã rời đi thì không khí trong phòng cũng có thể gây nhiễm trùng cho những người còn lại. Các triệu chứng thường bao gồm phát ban, sốt, ho và đỏ, chảy nước mắt. Sốt có thể dai dẳng, phát ban có thể kéo dài đến một tuần và ho có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Biến chứng của bệnh sởi gây viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong.

2.7 Bệnh viêm màng não mô cầu (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin não mô cầu)

Bệnh viêm màng não mô cầu dẫn đến hai hậu quả: (1) viêm màng não (nhiễm trùng màng não và tủy sống) và (2) nhiễm trùng máu. Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn truyền từ người sang người qua những giọt tiết dịch hô hấp hoặc từ cổ họng phóng ra ngoài không khí. Tiếp xúc gần và dài kỳ như hôn, hắt hơi hoặc ho vào ai đó, hoặc sống gần người bệnh, dùng chung đồ ăn thức uống, hay đồ vật sinh hoạt với người mang bệnh dễ bị lây lan. Các triệu chứng khởi phát như đột ngột sốt, đau đầu và cứng cổ. Với nhiễm trùng máu, triệu chứng gồm phát ban màu tím sẫm. Tỷ lệ tử vong khoảng 1/10 người và những điều trị thành công thì có thể bị mất tay hoặc chân, bị điếc, có vấn đề với hệ thống thần kinh, co giật hoặc đột quỵ.

Tiêm
Bệnh viêm màng não mô cầu được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin não mô cầu

2.8 Quai bị (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin MMR)

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus quai bị gây ra, lây lan trong không khí do ho hoặc hắt hơi từ người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nhiễm quai bị bằng cách tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm như đồ chơi ở nhà trẻ. Virus quai bị gây ra sưng tuyến nước bọt dưới tai hoặc hàm, sốt, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng và chán ăn. Biến chứng nặng đối với trẻ bị quai bị gồm viêm màng não (nhiễm trùng màng não và tủy sống), viêm não, mất thính giác vĩnh viễn hoặc sưng tinh hoàn, hiếm khi dẫn đến giảm khả năng sinh sản sau này.

2.9 Ho gà (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin Tdap)

Ho gà lây lan rất dễ lây qua ho và hắt hơi. Ho này có thể kéo dài trong nhiều tuần, khiến học sinh và sinh viên phải nghỉ học và ngừng tham gia các hoạt động khác. Ho gà có thể gây tử vong cho trẻ quá nhỏ khi chưa đến thời điểm tiêm vắc-xin. Thông thường các em bé bị ho gà từ anh chị của mình hoặc những người khác trong gia đình. Trẻ bị ho gà có thể bị viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.

2.10 Bệnh phế cầu khuẩn (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn)

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi có thể do vi khuẩn có tên là phế cầu khuẩn. Các loại vi khuẩn này cũng gây ra các loại nhiễm trùng khác, như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm màng não (nhiễm trùng màng não và tủy sống ) và nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai thường diễn ra nhẹ và phổ biến hơn nhiều so với bệnh nghiêm trọng khác do phế cầu gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh phế cầu khuẩn có thể gây tử vong hoặc dẫn đến các biến chứng lâu dài như tổn thương não và giảm thính lực. Các vi khuẩn gây bệnh phế cầu khuẩn lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nhiều người có vi khuẩn trong mũi hoặc cổ họng nhưng không bị bệnh, được gọi là người mang mầm bệnh và chính những người này có thể lây bệnh cho người khác.

2.11 Bệnh bại liệt (Phòng ngừa bằng cách tiêm phòng IPV)

Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus Polio (Poliovirus) gây nên, có thể lan truyền thành dịch. Bệnh lây qua tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh và qua những giọt nước khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Các triệu chứng thường bao gồm đau họng, sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu hoặc đau dạ dày. Trong khoảng 1% trường hợp, bệnh bại liệt có thể gây liệt mềm cấp. Trong số những người bị liệt, có khoảng 2 đến 10 trẻ trong số 100 bị tử vong do virus ảnh hưởng đến các cơ hô hấp.

2.12 Rubella (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin MMR)

MMR
Tiêm vắc xin MMR để phòng ngừa Rubella

Bệnh Rubella là do một loại virus lây khi người bệnh ho và hắt hơi. Ở trẻ em, rubella thường gây ra bệnh nhẹ với sốt, sưng hạch và phát ban kéo dài khoảng 3 ngày. Rubella hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em, nhưng có thể rất nghiêm trọng đối với thai nhi trong bụng mẹ. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh, Rubella có thể gây sẩy thai, dị tật tim nghiêm trọng, chậm phát triển trí tuệ, mất thính giác và mất thị lực.

2.13 Uốn ván (Phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin Tdap)

Uốn ván chủ yếu ảnh hưởng đến cổ và bụng. Khi người bị nhiễm bệnh, vi khuẩn sản sinh ra độc tố khiến cơ bắp trở nên căng cứng, rất đau đớn. Điều này có thể dẫn đến khóa chặt hàm khiến người bệnh không thể mở miệng, nuốt hoặc thở. Vi khuẩn gây bệnh uốn ván được tìm thấy trong đất, bụi và phân. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết đâm, cắt hoặc xước trên da. Người bệnh phục hồi hoàn toàn từ uốn ván có thể mất vài tháng với tỷ lệ tử vong là 1 đến 2 người trên 10 người mắc bệnh uốn ván.

2.14 Thủy đậu (Phòng ngừa bằng cách tiêm phòng thủy đậu)

Thủy đậu là do virus varicella zoster gây ra. Thủy đậu rất dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hoặc lây từ các mụn nước trên da khi người khỏe mạnh chạm vào chúng hoặc hít phải virus này. Các triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu bao gồm phát ban ngứa với mụn nước, mệt mỏi, đau đầu và sốt. Thủy đậu thường diễn biến nhẹ, nhưng nó có thể dẫn đến nhiễm trùng da nghiêm trọng, viêm phổi, viêm não hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, tất cả khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng. 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan