Tác hại của mỹ phẩm giả

Mỹ phẩm giả đang dấy lên mối lo ngại ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và sức khỏe tổng quát của con người. Sau hàng loạt vụ việc phát hiện các lô mỹ phẩm giả từ cơ quan chức năng, các chuyên gia đang cảnh báo mọi người về mối nguy hiểm của việc mua các sản phẩm làm đẹp giả.

1. Thực trạng mỹ phẩm giả hiện nay

Mỹ phẩm giả là các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da được sản xuất giống sản phẩm chính hãng đến 90%. Theo đó, chất lượng của các sản phẩm này sẽ không bằng mỹ phẩm thật. Hơn nữa, chúng còn gây ra nhiều hậu quả cho người sử dụng. Do giống nhau gần 100% về bao bì nên người tiêu dùng rất khó phát hiện ra.

Hiện nay trên thị trường làm đẹp, có hàng loạt các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da giả được bày bán khắp nơi. Không ít người đã lên tiếng khi vô tình mua phải mỹ phẩm giả. Một trường hợp có thể kể đến là Rachel McLaughlin, 18 tuổi và sống ở Bắc Ireland. Cô đã chia sẻ những hình ảnh nghiêm trọng về đôi môi sưng tấy của mình trên mạng xã hội sau khi sử dụng son Kylie Jenner Lip Kits giả. Cô đã mua một sản phẩm được làm nhái của Kylie với giá chỉ 4 đô la. Trong khi đó, son Kylie Lip Kits chính hãng được niêm yết với giá 29 đô la (tức là đắt gấp 6 lần so với son giả).

Sau một vài giờ tô son, McLaughlin nhận thấy môi cô bắt đầu sưng tấy. Đến sáng hôm sau, môi và mặt của cô ấy bị sưng tấy và nổi mụn nước bên trong miệng.

2. Tác hại của mỹ phẩm giả

Tác hại của mỹ phẩm giả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sản phẩm, thời gian sử dụng và sức khỏe làn da,...

2.1. Gây ung thư

Các chuyên gia cho biết, mỹ phẩm giả thường chứa các chất gây ung thư như asen, berili và cadmium. Với ưu điểm là giá thành rẻ và đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhiều nhà sản xuất đã sử dụng một hàm lượng lớn các thành phần này vào mỹ phẩm. Ban đầu, người sử dụng mỹ phẩm nhái chỉ thấy các triệu chứng như: dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn, nám... Tuy nhiên, khi dùng lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư da.

Đồng thời, mỹ phẩm giả sẽ khiến bạn bị lão hóa da sớm. Khi các chất hóa học thâm nhập và bào mòn làn da khiến da bị khô, nổi mụn và sạm theo thời gian. Khi đó, làn da sẽ sớm bị lão hóa.

Dùng mỹ phẩm giả có hại cho da
Dùng mỹ phẩm giả có hại cho da

2.2. Nhiễm trùng

Các lớp trang điểm quanh mắt bị nhiễm bẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt. Tiến sĩ Amanda Hoelscher, OD, thuộc Trung tâm Mắt Key-Whitman ở Dallas, Texas cho biết, những bệnh nhiễm trùng này có thể là virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để điều trị được tình trạng này, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc thích hợp.

2.3. Gây kích ứng da

Đây là triệu chứng thường gặp và dễ phát hiện nhất khi bạn mua phải mỹ phẩm giả. Sản phẩm làm đẹp được làm giả sẽ gây kích ứng làn da với các biểu hiện như: nổi mụn, ngứa ngáy,...

Trường hợp này bạn có thể sử dụng kem dưỡng da calamine hoặc kem hydrocortisone để làm dịu vùng bị ảnh hưởng. Hầu hết phát ban sẽ tự biến mất trong vài ngày nhưng hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu nó không được cải thiện hoặc trầm trọng hơn.

2.4. Gây hại các cơ quan trong cơ thể

Các kim loại nặng trong mỹ phẩm (thường trong mỹ phẩm giả) khi vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó có thể gây biến đổi gen và các tế bào, phát triển các bệnh về gan, nội tiết, thần kinh,... Thậm chí các kim loại nặng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, gây vô sinh nữ.

2.5. Nhiễm độc chì

Chì xuất hiện nhiều nhất trong son môi. Mặt khác son môi là sản phẩm làm đẹp thiết yếu và không thể thiếu của chị em phụ nữ. Do đó, việc sử dụng son giả, son nhiều chì về lâu dài sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc chì. Một số biểu hiện của nhiễm độc chì:

  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn và nôn, táo bón, tiêu chảy...
  • Ảnh hưởng đến chức năng răng lợi như: viêm nướu, tụt lợi, viêm lợi,...
  • Các cơ quan như: tim, dạ dày, thần kinh... cũng bị tác động tiêu cực.

Do đó, sau khi dùng mỹ phẩm và gặp phải bất cứ dấu hiệu nào kể trên, bạn cũng cần thông báo đến bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

mỹ phẩm giả có tác hại gì
Nhiễm độc chì là một tác hại do mỹ phẩm giả gây ra

3. Cách tránh mua phải mỹ phẩm giả

Dưới đây là một số lưu ý của chuyên gia về ngăn ngừa việc mua phải hàng giả, hàng nhái:

  • Người tiêu dùng chỉ nên mua mỹ phẩm từ các công ty đáng tin cậy và các nhà bán lẻ được ủy quyền.
  • Hãy chú ý đến giá cả, bao bì và chất lượng của sản phẩm. Nếu giá quá cao so với giá niêm yết, nếu bao bì bị đổi màu hoặc thiếu mã vạch hoặc nếu độ đặc, kết cấu của sản phẩm khác so với sản phẩm ban đầu... thì đó có thể là mỹ phẩm giả.
  • Không dùng chung các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm.
  • Nếu bạn mua một sản phẩm nghi ngờ đó là hàng giả, sau khi sử dụng hãy ngừng dùng sản phẩm ngay lập tức.
  • Bạn cũng nên theo dõi để tránh mua mỹ phẩm cũ và hết hạn.

Trên đây là những điều cần biết về mỹ phẩm giả cũng như tác hại của nó. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn được những sản phẩm chất lượng, an toàn.

Website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn mang đến cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích về làm đẹp, dinh dưỡng, sống khỏe... Thường xuyên cập nhật để có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan