Nguyên nhân móng tay giòn dễ gãy và cách chăm sóc

Hiện tượng móng tay giòn dễ gãy là một tình trạng khá nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân móng tay giòn dễ gãy và cách chăm sóc móng tay.

1. Nguyên nhân móng tay giòn dễ gãy

Mọi thứ từ lão hóa đến dinh dưỡng kém đều có thể khiến móng tay bạn khô, mỏng và dễ gãy. Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị và điều kiện y tế có thể làm cho chúng trở nên giòn. Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng, việc chăm sóc đúng cách có thể tạo nên sự khác biệt trong việc giữ cho móng tay của bạn khỏe mạnh.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng móng tay giòn dễ gãy bao gồm:

  • Quá nhiều độ ẩm: Khi móng tay của bạn bị ướt, chúng sẽ dày lên. Khi chúng khô lại, chúng sẽ co lại. Nếu tay bạn tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt nếu bạn cũng đang sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, sự thay đổi liên tục này có thể làm khô móng, khiến móng mềm và dễ bong tróc.
  • Tuổi tác: Khi bạn già đi, móng tay của bạn có thể bị khô và mọc chậm hơn. Móng chân thường dày hơn và cứng hơn, trong khi móng tay mỏng hơn và dễ gãy hơn. Không có độ tuổi cụ thể khi điều này xảy ra và nó không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng nó có thể là nguyên nhân khiến móng tay của bạn giòn và dễ gãy.
  • Hội chứng Raynaud: Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến các mạch máu và khiến bàn tay và bàn chân của bạn không được cung cấp đủ máu. Điều này làm cho móng tay của bạn khó có được những thứ cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh. Móng tay giòn là một triệu chứng phổ biến của hội chứng Raynaud.
  • Hormon tuyến giáp thấp: Mồ hôi là chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể. Mức độ thấp của hormon tuyến giáp, được gọi là "suy giáp", làm giảm lượng mồ hôi mà cơ thể bạn tiết ra. Kết quả là tóc, da và móng tay khô hơn. Cùng với móng tay giòn, bạn có thể có các triệu chứng khác như đau nhức, mệt mỏi, tăng cân và các vấn đề về trí nhớ.
  • Thiếu máu: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thiếu máu, hoặc số lượng tế bào hồng cầu thấp là do không có đủ chất sắt trong máu. Nó có thể xảy ra khi bạn mất quá nhiều máu. Bạn cũng có thể mắc bệnh này nếu không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình hoặc có tình trạng không hấp thụ được chất sắt. Thiếu máu có thể làm cho móng tay của bạn trở nên giòn hoặc cong vào trong tạo thành hình chiếc thìa.
Móng tay móng chân khô dễ gãy có sao không?
Nguyên nhân móng tay giòn dễ gãy được nhiều người quan tâm

  • Điều trị ung thư: Móng tay giòn có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị. Da và móng tay bị khô là tình trạng phổ biến. Chúng có thể trở nên mỏng, dễ gãy và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Không đủ chất dinh dưỡng: Hiếm khi móng tay giòn có nghĩa là bạn không nhận được đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ví dụ, mức canxi thấp (hạ canxi máu) có thể gây ra vảy da, tóc khô và móng tay giòn cùng với chuột rút cơ.

2. Mẹo chăm sóc để móng tay không bị giòn và dễ gãy

Mẹo chăm sóc để móng tay không bị giòn và dễ gãy đó là:

  • Mang găng tay: Một cách dễ dàng để bảo vệ móng tay của bạn khỏi quá nhiều độ ẩm hoặc hóa chất mạnh là đeo găng tay khi bạn rửa bát hoặc lau nhà. Chọn găng tay cao su có lót bông, vì vậy bạn sẽ ít đổ mồ hôi hơn.
  • Bổ sung Biotin: Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng dùng một liều biotin hàng ngày có thể làm móng tay dày và khỏe hơn. Lượng cao có thể thay đổi kết quả xét nghiệm nhất định hoặc ảnh hưởng đến thuốc chữa bệnh động kinh. Kiểm tra với bác sĩ của bạn để xem bạn có thể sử dụng biotin hay không.
  • Tránh sử dụng móng tay nhân tạo: Móng tay acrylic, loại mà kỹ thuật viên dán lên móng tay tự nhiên của bạn, có thể gây ra nhiều thiệt hại. Kỹ thuật viên làm móng phải dũa bề mặt xuống để chúng dính vào, điều này làm cho móng mỏng đi. Hóa chất trong keo gắn làm cho móng bạn yếu đi. Tránh thói quen làm đẹp này nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng móng tay giòn dễ gãy.
  • Ăn nhiều protein hơn: Khi bạn được cung cấp đủ protein, nó sẽ tăng lượng keratin mà cơ thể bạn tạo ra. Keratin là một loại protein giúp xây dựng tóc và móng tay và giúp chúng chắc khỏe hơn. Để biết bạn cần bao nhiêu gam protein một ngày, hãy nhân trọng lượng của bạn theo đơn vị pound với 0,36.
nguyên nhân móng tay giòn dễ gãy
Cắt và dũa móng tay của bạn thường xuyên để tránh va quệt và sửa chữa các vết nứt

  • Giữ móng tay ngắn: Cắt và dũa móng tay của bạn thường xuyên để tránh va quệt và sửa chữa các vết nứt. Bạn nên cắt thẳng chúng bằng kìm cắt móng nhọn hoặc kéo cắt móng tay. Dũa chúng thành một đường cong nhỏ ở cuối.
  • Lớp bảo vệ với nước đánh bóng móng: Một số loại sơn bóng có chứa sợi nylon có thể làm chắc móng tay của bạn và giữ cho móng không bị mẻ hoặc tách. Hãy thử áp dụng mỗi tuần một lần, nhưng tránh dùng các chất tẩy rửa có thành phần axeton để làm mất tác dụng của nó, vì có thể làm hỏng móng tay của bạn.
  • Thoa kem dưỡng da: Kem dưỡng có axit alpha-hydroxy hoặc lanolin có thể hữu ích cho móng tay giòn do điều kiện khô gây ra. Ngâm móng tay trong nước 5 phút trước khi sơn lên.
  • Không sử dụng móng tay như một công cụ: Bạn có thích dùng móng tay để mở lon nước ngọt hoặc các đồ đựng khác không? Hãy cho nó nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy sử dụng các đồ vật khác để làm những công việc đó.

Có rất nhiều nguyên nhân gây móng tay giòn và dễ gãy. Việc tìm hiểu chính xác nguyên nhân giúp bạn phòng ngừa và chăm sóc một cách hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan