Khả năng sinh sản sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tinh hoàn ẩn có thể điều trị bằng liệu pháp hormon hoặc phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu. Khả năng sinh sản của bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn phụ thuộc vào thời điểm điều trị bệnh. Phát hiện và điều trị càng trễ, khả năng có con càng thấp.

1. Tinh hoàn ẩn là gì ?

Tinh hoàn chưa xuống bìu hay còn gọi là tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn lạc chỗ, là tình trạng bất thường trong quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu. Ở bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn có thể vẫn còn nằm trong ổ bụng hoặc “lang thang” ở thành bụng hay ống bẹn.

Tinh hoàn muốn hoạt động bình thường thì nó phải nằm ở bìu, vì bìu có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1-2 độ C. Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu sẽ phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao, không thuận lợi cho sự phát triển của tinh hoàn, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh ra tinh trùng hoặc thậm chí có thể dẫn tới ung thư tinh hoàn.

Đối với tinh hoàn ẩn trong ổ bụng thường áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi vì an toàn, hiệu quả và tiện lợi. Còn trường hợp sờ thấy tinh hoàn trong bẹn thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở.

mo-tinh-hoan-co-anh-huong-den-sinh-san-1
Tinh hoàn chưa xuống bìu hay còn gọi là tinh hoàn ẩn hoặc tinh hoàn lạc chỗ

2. Mổ tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Khả năng sinh sản phụ thuộc vào thời điểm điều trị bệnh, điều trị càng muộn khả năng có con càng thấp. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật là khi trẻ được 1 tuổi vì sau 1 tuổi trong tinh hoàn ẩn sẽ xuất hiện tế bào Leydig bất thường, làm giảm số lượng tế bào mầm và xuất hiện xơ hóa quanh các ống sinh tinh.

Tình trạng giảm khả năng sinh sản có thể gặp trong tinh hoàn ẩn một bên hoặc cả hai bên. Nếu tinh hoàn ẩn 1 bên thì số lượng tinh trùng nhiều khả năng vẫn bình thường vì bên này có thể bù trừ cho bên kia. Nếu tinh hoàn ẩn ở cả 2 bên và đều được điều trị phẫu thuật mổ tinh hoàn thì chỉ 25% trường hợp có số lượng tinh trùng bình thường.

Các số liệu cho thấy tỷ lệ có con (tự nhiên) ở nam giới bị tinh hoàn ẩn sau phẫu thuật mổ tinh hoàn như sau:

  • 90% nếu điều trị ở giữa 1-2 tuổi
  • 50% nếu điều trị ở giữa 2-3 tuổi
  • 40% nếu điều trị giữa 5-8 tuổi
  • 30% nếu điều trị giữa 9-12 tuổi
  • Chỉ còn 15% nếu điều trị khi quá 15 tuổi

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác khả năng có con cần thử thêm xét nghiệm tinh dịch đồ, đây là xét nghiệm được thực hiện ở nhiều bệnh viện có phòng khám nam khoa hoặc phòng khám vô sinh. Ngoài ra, sau phẫu thuật điều trị tinh hoàn ẩn, bệnh nhân cần phải tiếp tục theo dõi nguy cơ ung thư tinh hoàn vì nam giới bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư cao gấp 40 lần so với người bình thường. Bệnh nhân có thể tự khám tinh hoàn tại nhà và đi gặp bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường.

mo-tinh-hoan-co-anh-huong-den-sinh-san-2
Khả năng sinh sản phụ thuộc vào thời điểm điều trị bệnh

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn nên được tiến hành tại các bệnh viện uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong điều trị tinh hoàn ẩn. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng là bệnh viện được nhiều người tin tưởng lựa chọn thực hiện phẫu thuật tinh hoàn ẩn và đã chứng minh được hiệu quả.

Tại đây đang triển khai kỹ thuật Gây tê khoang cùng được đánh giá cao trong điều trị tinh hoàn ẩn nhờ ưu điểm an toàn, dễ thực hiện và giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan