Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?

Khi xét nghiệm thấy hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao, người bệnh nên thăm khám và có một chế độ ăn hợp lý hơn để bảo vệ sức khỏe, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy ăn gì tốt cho bệnh thận, ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?

1. Protein niệu là gì?

Ở trạng thái bình thường, hàm lượng protein trong nước tiểu tương đối thấp, bởi các phân tử protein có kích thước lớn sau quá trình lọc của thận sẽ được giữ lại trong cơ thể. Với một số trường hợp, sau khi vận động thể dục thể thao hay lao động nặng, người đang bị bệnh thì hàm lượng protein trong nước tiểu có thể tạm thời tăng lên. Nếu tình trạng này kéo dài, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề.

Trên thực tế, tình trạng protein niệu được chia làm 03 mức như sau:

  • Protein niệu sinh lý: Mức protein trong nước tiểu là 30mg/24 giờ.
  • Protein niệu vi thể: Mức protein trong nước tiểu là 30 - 300mg/24 giờ.
  • Protein niệu thực sự: Mức protein trong nước tiểu là 300mg/24 giờ.

2. Nguyên nhân gây protein niệu

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh khiến cho nhu cầu ăn uống của con người mỗi ngày một gia tăng, sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống cũng như luyện tập dẫn đến các bệnh lý về thận hoặc liên quan đến thận. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng protein niệu thường gặp là:

3. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng protein niệu

Protein niệu thường không có dấu hiệu nào cảnh báo hoặc có dấu hiệu giống với các bệnh lý liên quan thận. Protein niệu có thể được phát hiện khi người bệnh xét nghiệm nước tiểu. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng protein niệu hoặc bệnh thận nói chung là:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Nước tiểu có bọt, bong bóng
  • Người bệnh dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, nhịp thở không sâu
  • Nôn mửa
  • Sưng mặt, bụng, sưng bàn chân
  • Người bệnh chán ăn, dễ chuột rút trong giấc ngủ buổi đêm
  • Sưng húp quanh viền mắt vào sáng sớm

Để điều trị và làm giảm tình trạng protein niệu, đồng thời phòng ngừa hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao gây biến chứng, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, từ đó tham khảo ý kiến của bác sĩ để có kế hoạch điều trị sớm và phù hợp.

Protein niệu thể nhẹ thì không cần điều trị nhưng cần được khám và theo dõi định kỳ. Nếu do bệnh thận gây ra thì người bệnh cần được điều trị tích cực để bệnh không tiến triển thành suy thận mãn tính. Còn nếu do tăng huyết áp, đái tháo đường thì cần có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời để tránh làm tổn thương thận.

4. Ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?

Ăn gì để giảm protein niệu nói riêng và tốt cho người bị bệnh thận nói chung là câu hỏi của phần lớn bệnh nhân. Trong điều trị protein niệu, chế độ ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng và người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt để việc điều trị có hiệu quả.

Chế độ ăn của người bị protein niệu cần lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều kali, natri, magie, protein, đặc biệt là muối như mắm, dưa cà muối, ...
  • Hạn chế carbohydrate đơn có trong những loại thực phẩm như mía, trái cây và ngũ cốc, thay vào đó nên sử dụng đường ăn kiêng.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều protein, đặc biệt là các loại thịt, cá, sữa, rau ngót, giá đỗ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên giàu cholesterol. Hàm lượng protein chỉ cần đáp ứng khoảng 15 - 20% so với nhu cầu trước đây.
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày, nhưng nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng kali và magie cao.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, đối với người lớn lượng nước cần uống là lấy lượng nước tiểu trong ngày cộng thêm 500 - 700ml nước. Đối với trẻ em, lượng nước cần uống là lấy lượng nước tiểu trong ngày cộng thêm 200ml nước.
  • Bổ sung vừa phải các loại thực phẩm có chứa chất khoáng và vitamin. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn phù hợp đối với người bị bệnh thận cấp hoặc mãn tính.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo danh sách một số loại thực phẩm dưới đây và đưa vào chế độ ăn để giúp làm giảm protein trong nước tiểu:

  • Tinh bột: Các loại ngũ cốc như gạo, khoai mì, khoai sắn,...
  • Chất đạm: Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa (bơ, sữa chua để tăng cường canxi), cá, thịt nạc, ...
  • Chất béo: Nên dùng các loại dầu từ thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, ...
  • Chất xơ: Các loại rau củ quả, nhưng nếu người bệnh tiểu ít thì cần hạn chế rau quả.

Tỷ lệ mắc bệnh thận ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi. Do đó người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh thận nói chung hay protein niệu nói riêng cần biết ăn gì để giảm protein trong nước tiểu, giúp người bệnh kiểm soát tình trạng và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan