Tại sao bổ sung protein cho con bạn là không cần thiết?

Protein được xếp vào nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Ngoài chức năng xây dựng khối cơ, sản xuất hormone... cho cơ thể, thì protein còn cung cấp cho cơ thể khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Từ những lợi ích này có nên bổ sung protein cho trẻ không? Liệu khi sử dụng chất bổ sung protein cho trẻ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không? Bài viết này sẽ nghiên cứu sâu hơn về nội dung này.

1. Vai trò của protein đối với trẻ

Protein có vai trò xây dựng khối cơ, giúp hình thành cơ bắp, sản xuất hormone, củng cố da và xương, vận chuyển chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tiêu thụ thêm protein - đặc biệt các chất bổ sung protein cho trẻ em - không nhất thiết phải tốt cho sức khỏe. Và điều đó đặc biệt đúng đối với trẻ em. Cung cấp quá nhiều protein trong chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Bên cạnh đó, việc chúng ta bổ sung protein hoặc thêm bột protein vào thực phẩm, đồ lắc hoặc sinh tố có thể xem như một xu hướng phổ biến đối với trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển. Bạn có thể nhận thấy xu hướng này nhiều hơn nếu đứa trẻ đó tham gia hoạt động thể dục hoặc có thể là vận động viên.

2. Nhu cầu protein hàng ngày

Vậy bao nhiêu protein là đủ? Theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, 10% đến 30% lượng calo nạp vào cơ thể bạn nên đến từ protein. Đối với trẻ nhỏ hơn, protein bổ sung thêm vào sẽ được chia nhỏ theo độ tuổi: Trẻ từ 4 đến 9 tuổi cần 19 gam protein mỗi ngày. Những người từ 9 đến 13 tuổi cần 34gram.

Đối với thanh thiếu niên, độ tuổi từ 14 đến 18, tỷ lệ này thay đổi theo giới tính: Bé trai cần 52 gram và bé gái cần 46 gram.

Vì thế, trẻ em có thể nhận đủ protein mỗi ngày nếu chúng ăn hai phần sữa, chẳng hạn như sữa, sữa chua, pho mát và một hoặc hai phần protein nạc, chẳng hạn như thịt bò nạc, thịt lợn, thịt gia cầm, cá. Nếu trẻ sử dụng thuốc bổ sung có chứa thành phần protein thì có thể vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Các nhà khoa học cho rằng các bé trai hoặc trẻ em hoạt động nhiều thì cần nhiều protein hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Những đối tượng này đốt cháy nhiều protein hơn. Những đối tượng này chỉ nên bổ sung protein khi tham gia hoạt động thể lực mạnh cần bổ sung protein và đối tượng nên bổ sung chỉ trên 18 tuổi.

Bổ sung protein cho trẻ em
Lượng protein cần bổ sung phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính của trẻ

3. Nguy hiểm của chất bổ sung protein

Việc bổ sung thêm protein từ các chất bổ sung vào chế độ ăn uống của con bạn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm:

  • Tăng cân: Dư thừa protein có nghĩa là dư thừa calo. Nếu một đứa trẻ không thể đốt cháy calo, cơ thể sẽ lưu trữ chúng dưới dạng chất béo.
  • Tổn thương nội tạng: Lượng protein cao có thể gây ra sỏi thận và khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải ra ngoài. Chế độ ăn giàu protein làm hao mòn thận theo thời gian và góp phần làm mất nước. Quá trình xử lý protein cũng tạo ra nitơ trong gan. Hàm lượng nitơ cao khiến cơ thể khó xử lý chất thải và độc tố hơn. Hàm lượng nitơ cao cũng có thể làm giảm khả năng phân hủy chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Các vấn đề đối với trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch: Các chất bổ sung protein không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) quản lý. Nhiều sản phẩm không ghi nhãn tất cả các thành phần của chúng, vì vậy bạn không biết chính xác những gì con bạn đang tiêu thụ. Nhiều loại bột protein có chứa chất kích thích hoặc các chất có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của con bạn.

4. Thời điểm cần bổ sung protein

Có những trường hợp đặc biệt mà một đứa trẻ có thể cần bổ sung protein trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, thực phẩm bổ sung hoặc thức uống bổ sung protein không phải là lựa chọn tốt nhất. Trẻ có thể cần thêm protein nếu trẻ:

  • Thiếu cân: Cung cấp thức ăn bổ sung hoặc lắc protein có vẻ là một cách khắc phục dễ dàng, nhưng hãy thận trọng. Bạn không nên cho trẻ uống đồ uống có chất đạm chỉ vì trẻ nhẹ cân và cũng không sử dụng những sản phẩm này mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa.
  • Trẻ thuộc nhóm người kén ăn: Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn không thích thịt hoặc chỉ muốn ăn mì ống hoặc pizza? Khi đó, trẻ có thể tiêu thụ ít protein hơn những đứa trẻ khác, nhưng chúng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
  • Thuần chay/ăn chay: Trẻ em không ăn thịt thường có lượng protein thấp hơn. Trẻ có thể cần lượng protein nhiều hơn từ 10% đến 15% để có được những lợi ích tương tự như những người ăn thịt. Trẻ có thể sử dụng các loại thực phẩm như: Bơ đậu phộng, bột yến mạch và một số loại rau như đậu Hà Lan, ngô và rau bina là những nguồn cung cấp protein dồi dào cho trẻ.
  • Trẻ có tình trạng chuyển hóa: Trẻ em mắc các bệnh lý gây lãng phí protein cũng có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn giàu protein hơn.

Mặc dù vậy, bạn hãy nhớ rằng, thực phẩm thực sự - không phải thực phẩm bổ sung protein - luôn tốt hơn cho cơ thể đang phát triển, đặc biệt là sau khi tập luyện vất vả.

Thanh thiếu niên và vận động viên thiếu niên đôi khi bị thu hút bởi chất bổ sung protein cho trẻ sau khi tập luyện. Nhưng trẻ em cần sự kết hợp của protein và carbs để xây dựng lại cơ bắp bị phá vỡ trong quá trình tập luyện.

Bột protein cho trẻ
Nếu bạn nhận thấy trẻ thiếu cân, bạn có thể bổ sung bột protein cho trẻ

5. Mức độ an toàn khi sử dụng chất bổ sung protein

Đối với trẻ em bị thiếu chất đạm hoặc một tình trạng bệnh lý khác khiến trẻ không được cung cấp đủ chất đạm, có thể sử dụng thức uống có chất đạm để bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu bằng chứng chứng minh lợi ích của bột protein đối với trẻ mắc các bệnh này. Trong một đánh giá năm 2015, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các bằng chứng xung quanh tác động của việc bổ sung protein ở trẻ em mắc các bệnh mãn tính như xơ nangung thư. Những căn bệnh này thường khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nghiên cứu này không tìm thấy cải thiện đáng kể về cân nặng, chiều cao hoặc tình trạng dinh dưỡng. Đối với hầu hết trẻ em khỏe mạnh, việc bổ sung protein là không cần thiết.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: health.clevelandclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan