Dinh dưỡng trước phẫu thuật cho bệnh nhân đái tháo đường

Đối với bệnh đái tháo đường, khi phẫu thuật rất hay có biến chứng. Để quá trình phẫu thuật đạt kết quả tốt thì cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gì trước phẫu thuật là tốt?

1. Định kỳ xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán và theo dõi ổn định đường huyết trước phẫu thuật

Bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) nếu không được kiểm soát đường huyết tốt thì nguy cơ biến chứng thậm chí là tử vong khi tiến hành phẫu thuật rất cao. Cần đánh giá cẩn thận các yếu tố trước mổ: loại đái đường và chế độ đang điều trị, tình trạng ổn định của đường huyết, các biến chứng cơ quan. Kiểm soát đường huyết ổn định là một yêu cầu bắt buộc trước phẫu thuật đối với bệnh nhân tiểu đường. Để đánh giá tình trạng đường huyết thường dựa vào xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch. Tuy nhiên, đường huyết rất dễ thay đổi do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động như đau đớn hay lo lắng, sợ hãi...

Gần đây, các khuyến cáo đề nghị sử dụng nồng độ HbA1c là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự ổn định của đường huyết. Nồng độ HbA1c phản ánh tình trạng đường huyết của 2-3 tháng trước đó nên có giá trị đánh giá tốt hơn nhiều so với một giá trị đường huyết khác.

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân tiểu đường cần được hội chẩn chuyên khoa nội tiết và gây mê hồi sức để có thể thay đổi chế độ điều trị hiện tại của bệnh nhân, đáp ứng phù hợp với yêu cầu phẫu thuật. Nếu đường huyết của bệnh nhân khó kiểm soát bằng thuốc uống thì có thể chuyển sang sử dụng liệu pháp insulin. Xét nghiệm đường huyết và nồng độ HbA1c là các tiêu chí để đánh giá tình trạng đường huyết trước phẫu thuật được các khuyến cáo thống nhất sử dụng. Mục tiêu chỉ số tốt là duy trì đường huyết trước mổ từ 6,67- 10 mmol/L (120 - 180 mg/dL) và HbA1c <8,5 % (69 mmol/mol).

Định kỳ xét nghiệm HbA1c để kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật
Định kỳ xét nghiệm HbA1c để kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật

2. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường trước phẫu thuật

Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bởi cần đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể vừa kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường ăn gì trước khi phẫu thuật có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sức khỏe người bệnh. Vì vậy trước khi phẫu thuật, phải có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để hạn chế tình trạng mất máu. Bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn điều trị nhằm giảm glucose máugiảm tình trạng nhiễm toan để tránh các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết mổ lành chậm, các vấn đề về tim mạch,... Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều nhịn một bữa trước phẫu thuật.

3. Một số lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường trước phẫu thuật

Nếu bạn dùng Metformin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ có nên ngưng dùng hay không. Thông thường, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định ngưng dùng thuốc metformin 48 giờ trước cho đến 48 giờ sau khi phẫu thuật để làm giảm nguy cơ nhiễm axit lactic.

Nếu bạn đang dùng các thuốc hạ đường huyết thuộc các nhóm khác nhau để kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật ở mức ổn định, các khuyến cáo đề nghị đều phải ngưng sử dụng 24 giờ trước phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống

  • Các thuốc hạ đường huyết được duy trì đến ngày trước phẫu thuật
  • Nhịn ăn từ đêm trước phẫu thuật
  • Buổi sáng: không ăn sáng và ngưng các thuốc hạ đường huyết đường uống
  • Kiểm tra glucose mao mạch trước mổ để kiểm soát đường huyết
  • Nếu glucose mao mạch từ 4-12 mmol/l, không can thiệp gì thêm
  • Nếu glucose >12mmol/l, có thể bắt đầu sử dụng liệu pháp insulin duy trì tĩnh mạch, kiểm tra glucose mao mạch mỗi giờ, trước, trong và sau mổ đến khi ổn định.
  • Ngừng insulin tĩnh mạch khi bệnh nhân ăn trở lại và duy trì lại thuốc hạ đường huyết đường uống.
Điều trị insulin để kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật
Điều trị insulin để kiểm soát đường huyết trước phẫu thuật

Đối với bệnh nhân sử dụng insulin có lịch mổ buổi sáng

  • Duy trì điều trị insulin đến ngày trước phẫu thuật
  • Nhịn ăn từ đêm trước phẫu thuật
  • Buổi sáng: không ăn sáng và ngưng insulin nhanh
  • Nếu bệnh nhân có dùng insulin tác dụng chậm buổi sáng thì có thể duy trì một nửa liều bình thường
  • Kiểm tra đường huyết (glucose mao mạch) trước mổ để
  • Nếu glucose mao mạch từ 4-12 mmol/l và tiên lượng bệnh nhân có thể ăn lại ngay trong ngày và không nhịn quá 2 bữa thì không cần dùng thêm insulin tĩnh mạch
  • Nếu glucose >12mmol/l, có thể bắt đầu sử dụng insulin duy trì tĩnh mạch, kiểm tra glucose mao mạch mỗi giờ, trước, trong và sau mổ đến khi ổn định.
  • Khi bệnh nhân ăn trở lại thì chuyển sang dùng insulin dưới da theo điều trị trước đó.

Đối với các bệnh nhân sử dụng insulin có lịch phẫu thuật buổi chiều

  • Duy trì điều trị insulin đến ngày trước phẫu thuật
  • Nhịn ăn từ đêm trước phẫu thuật
  • Buổi sáng: có thể ăn sáng nhẹ với thực phẩm cho người tiểu đường và dùng một nửa liều insulin nhanh hàng ngày
  • Nếu bệnh nhân có dùng insulin tác dụng chậm buổi sáng thì có thể duy trì một nửa liều bình thường
  • Kiểm tra glucose mao mạch mỗi 2 giờ trước mổ và mỗi 1 giờ trong và sau mổ.
  • Tiếp tục điều trị như bệnh nhân mổ buổi sáng.

Như vậy, trên đây là một số lưu ý giúp bạn có thêm thông tin để kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường. Bệnh nhân cần chú ý bị tiểu đường ăn gì trước khi mổ để giảm nguy cơ biến chứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan