Chất béo trans fat ẩn náu ở đâu?

Chất béo trans fat hay chất béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa. Các nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa liên quan với các bệnh tim mạch chuyển hóa, nhiễm trùng, cholesterol LDL. Hiểu được nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe này sẽ rất hữu ích trong việc điều trị và dự phòng bệnh. Tuy nhiên điều quan trọng trước tiên cần biết, chất béo trans fat ẩn náu ở đâu khi vào cơ thể?

1. Chất béo Trans Fats

Chất béo Trans Fats hoặc axit béo chuyển hóa là một dạng chất béo không bão hòa, đây là sản phẩm của quá trình bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng giúp chúng trở nên rắn hơn. Tên khác của chất béo chuyển hóa ở dạng nhân tạo là dầu hydrat hóa một phần.

Có hai dạng chất béo chuyển hóa là dạng tự nhiên và nhân tạo.

  • Chất béo chuyển hóa tự nhiên hoặc động vật có trong thịt và sữa của động vật nhai lại, chẳng hạn như gia súc, cừu và dê. Chúng hình thành tự nhiên khi vi khuẩn trong dạ dày của những động vật này tiêu hóa cỏ. Những loại này thường bao gồm 2–6% chất béo trong các sản phẩm từ sữa và 3–9% chất béo trong các miếng thịt bò, thịt cừu, chỉ 2% trong thịt gà và thịt lợn. Một số đánh giá dã kết luận rằng một lượng vừa phải các chất béo này không có hại. Chất béo chuyển hóa từ động vật nhai lại được biết đến nhiều nhất là axit linoleic liên hợp (CLA), được tìm thấy trong chất béo từ sữa.
  • Chất béo chuyển hóa dạng nhân tạo không cần thiết cho cơ thể và còn có tác dụng xấu đến sức khỏe. Chất béo chuyển hóa làm tăng mức LDL cholesterol và giảm mức HDL cholesterol. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim chuyển hóa, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.

Các Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, chất béo trans được liên kết với 500.000 trường hợp tử vong tim mạch mỗi năm. Loại chất béo này hiện trở nên phổ biến khi các đơn vị thực phẩm thấy chúng dễ sử dụng và có giá thành rẻ. Chúng cũng có thời hạn dùng lâu dài và có thể mang lại hương vị thơm ngon cho thức ăn. Loại chất béo này hiện nay rất phổ biến trong các chuỗi thức ăn nhanh và các nhà hàng khác. Tuy nhiên, tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các chính phủ loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi nguồn cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới. Vì vậy nên phần lớn các công ty sản xuất thực phẩm hiện đã loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi sản phẩm.

Hiện nay các nguồn chất béo chuyển hóa nhân tạo bao gồm:

  • Thực phẩm chiên: chẳng hạn như khoai tây, khoai lang chiên
  • Các loại bánh như; Bánh rán, nướng, bánh ngọt, bánh quy và cả bột bánh của pizza
  • Dính bơ thực vật và các loại thức ăn ngắn
  • Thực phẩm đóng gói
  • Đồ ăn nhanh

Nếu bất kỳ danh sách thành phần nào trên bao bì thực phẩm có ghi “dầu hydrat hóa một phần”, đồng nghĩa với việc sản phẩm đó chứa chất béo chuyển hóa.

2. Chất béo trans fat ẩn náu ở đâu?

Lệnh cấm chất béo chuyển hóa của FDA có hiệu lực vào ngày 18 tháng 6 năm 2018 nhưng một số ít sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa vẫn được lưu hành. Với những loại thực phẩm có ít hơn 0,5 gam chất béo chuyển hóa trong mỗi khẩu phần được dán nhãn là có 0 gam chất béo chuyển hóa.

Do đó, trong khi các công ty thực phẩm đang giảm hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sản phẩm của họ, một số loại thực phẩm vẫn chứa chất béo chuyển hóa nhân tạo. Để giảm lượng tiêu thụ, tốt nhất bạn nên đọc kỹ thành phần và hạn chế tiêu thụ các sản phẩm được liệt kê dưới đây.

2.1. Bắp rang bơ

Bắp rang bơ là một món đồ ăn vặt phổ biến có lợi cho sức khỏe, bản thân nó chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Tuy nhiên, một số loại bỏng ngô nướng bằng lò vi sóng có chứa chất béo chuyển hóa.

Bắp rang bơ
Một số loại bỏng ngô nướng bằng lò vi sóng có chứa chất béo chuyển hóa

2.2. Một số loại bơ và dầu thực vật

Một số loại dầu thực vật có thể chứa chất béo chuyển hóa, đặc biệt nếu dầu đã được hydrat hóa. Khi quá trình hydro hóa làm đông đặc dầu, những loại dầu hydro hóa một phần này đã được sử dụng từ lâu để sản xuất bơ thực vật. Do đó, hầu hết các loại bơ thực vật trên thị trường đều chứa nhiều chất béo chuyển hóa.

  • Bơ thực vật dạng thanh có 2,8 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 2,1 gam chất béo bão hòa.
  • Bơ thực vật dạng tuýp có 0,6 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 1,2 gam chất béo bão hòa.
  • Bơ có 0,3 gam chất béo chuyển hóa trên mỗi muỗng canh và 7,2 gam chất béo bão hòa.

Hai nghiên cứu phân tích dầu thực vật bao gồm hạt cải dầu, đậu tương và ngô, cho thấy 0,4–4,2% tổng hàm lượng chất béo là chất béo chuyển hóa. Để giảm tiêu thụ chất béo chuyển hóa từ bơ thực vật và dầu thực vật, hãy tránh các sản phẩm có chứa dầu hydro hóa một phần hoặc chọn các loại dầu lành mạnh hơn như dầu ô liu nguyên chất hoặc dầu dừa .

2.3. Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá viên chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có chứa nhiều chất chuyển hóa.

Chất béo chuyển hóa trong những thực phẩm này có thể đến từ một số nguồn.

Thứ nhất, các nhà hàng và chuỗi cửa hàng thường chiên thực phẩm trong dầu thực vật, dầu có thể chứa chất béo chuyển hóa ngấm vào thực phẩm. Hơn nữa, nhiệt độ cao được sử dụng trong quá trình chiên có thể làm cho hàm lượng chất béo chuyển hóa trong dầu tăng lên một chút. Do đó, rất khó để tránh được chất béo chuyển hóa từ đồ chiên, vì vậy tốt hơn hết bạn nên hạn chế ăn đồ chiên hoàn toàn.

thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá viên chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có chứa nhiều chất chuyển hóa

2.4. Bánh ngọt

Hầu hết các sản phẩm bánh ngọt, chẳng hạn như bánh nướng xốp, bánh ngọt và bánh rán thường được làm từ thực vật và bơ thực vật. Bơ thực vật được pha vào bánh giúp tạo ra một loại bánh mềm ngọt hơn, xốp hơn, giá thành cũng rẻ hơn và có thời hạn sử dụng lâu hơn bơ hay mỡ lợn.

Ngày nay, các nhà sản xuất đã giảm chất béo chuyển hóa trong các loại bơ thực vật nên tổng lượng chất béo chuyển hóa trong các món nướng cũng giảm tương tự. Tuy nhiên, không phải tất cả đồ nướng đều không chứa chất béo chuyển hóa. Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn hãy tự chế biến các món nướng tại nhà để có thể kiểm soát được nguyên liệu.

2.5. Cà phê không sữa

Bột cà phê không sữa hay chính là chất làm trắng cà phê, được sử dụng để thay thế cho sữa, kem trong cà phê, trà và đồ uống nóng khác.

Các thành phần chính trong hầu hết các loại cà phê không sữa là đường và dầu. Theo truyền thống, hầu hết các loại creamers không sữa đều được làm từ dầu đã hydro hóa một phần để tăng thời hạn sử dụng và tạo độ sệt cho kem. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu đã giảm dần hàm lượng chất béo chuyển hóa trong những năm gần đây.

2.6. Đồ ăn sáng

Ngũ cốc ăn sáng và thanh năng lượng là những sản phẩm đã qua chế biến, có chứa chất béo chuyển hóa. Bánh mì nướng nguyên cám, bánh mì tròn và nhiều loại ngũ cốc không có nhiều chất béo. Ngũ cốc với các loại hạt có chứa chất béo, nhưng đó là chất béo lành mạnh.

2.7. Các nguồn khác

Chất béo chuyển hóa cũng có thể được tìm thấy với một lượng nhỏ trong nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm:

  • Khoai tây và ngô chiên: Mặc dù hầu hết khoai tây và ngô chiên hiện không có chất béo chuyển hóa, nhưng không phải là tất cả, vì một số nhãn hiệu vẫn có chất béo chuyển hóa ở dạng dầu hydro hóa một phần.
  • Bánh nướng nhân thịt và bánh cuốn xúc xích: Một số vẫn chứa chất béo chuyển hóa trong vỏ bánh. Đó là do sự hiện diện của dầu hydro hóa một phần, tạo ra một lớp vỏ mềm, dễ bong tróc. Bạn có thể tìm thấy thành phần này trên nhãn.
  • Pizza: Chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy trong một số nhãn hiệu bột bánh pizza do dầu đã được hydro hóa một phần. Hãy để ý thành phần này, đặc biệt là trong bánh pizza đông lạnh.
  • Lớp phủ bánh: chủ yếu được tạo thành từ đường, nước và dầu. Vì một số nhãn hiệu vẫn chứa dầu hydro hóa một phần, điều quan trọng là bạn phải đọc danh sách thành phần ngay cả khi nhãn ghi 0 gam chất béo chuyển hóa.
  • Bánh quy giòn: Mặc dù lượng chất béo chuyển hóa có trong bánh quy giòn đã được giảm 80% từ năm 2007 đến năm 2011. Tuy nhiên, một số nhãn hiệu vẫn chứa chất béo chuyển hóa.
Bánh quy
Một số nhãn hiệu bánh quy có chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo Trans Fats là một dạng chất béo không bão hòa có liên quan đến một số tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra trong quá trình hydro hóa, biến dầu thực vật lỏng thành dầu hydro hóa một phần bán rắn. Chất béo chuyển hóa cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong thịt và sữa. Để hạn chế lượng tiêu thụ các loại chất béo chuyển hóa, hãy nhớ đọc kỹ nhãn sản phẩm và kiểm tra danh sách thành phần của dầu hydrat hóa một phần đặc biệt với những loại sản phẩm có đề cập ở trên. Bên cạnh đó, cách tốt nhất để tránh chất béo chuyển hóa là hạn chế ăn đồ ăn nhanh đã qua chế biến và chiên. Thay vào đó, hãy ăn một chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh giàu trái cây, rau, ngũ cốc, chất béo lành mạnh và protein nạc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com - medicalnewstoday.com - healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan