Các dấu hiệu cảnh báo liệt chân

Liệt chân là tình trạng mất cảm giác cũng như vận động ở chân khiến người bệnh không thể thực hiện các động tác tự chủ, gây mất khả năng đi lại tạm thời hoặc vĩnh viễn. Với diễn tiến nguy hiểm như vậy thì việc phát hiện các dấu hiệu sớm của liệt chân là rất cần thiết để tránh những biến chứng đáng tiếc về sau.

1. Nguyên nhân của liệt chân

Liệt chân nói riêng và hội chứng liệt tứ chi nói chung có thể là bẩm sinh hoặc xuất hiện sau tai nạn hay tình trạng bệnh lý. Không thể không nhắc đến đột quỵ là một nguyên nhân hàng đầu gây liệt cùng với chấn thương cột sống và bệnh đa xơ cứng. Các nguyên nhân khác gây ra liệt gồm có:

2. Các dấu hiệu cảnh báo liệt chân

Đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy cổ lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê một bên là dấu hiệu cảnh báo liệt chân

Khi đã liệt thì triệu chứng của bệnh nhân khá rõ ràng với việc mất đi cảm giác ở chân và khó khăn hoặc không kiểm soát được cơ bắp ở các vùng cơ thể. Tuy nhiên trước khi liệt thường sẽ xuất hiện các triệu chứng cảnh báo như tê bì hoặc ngứa râm ran ở chi dưới.

Vị trí của tê bì trước liệt chân thường là ở vùng bàn chân, cẳng chân, mông đùi,... trong chèn ép rễ thần kinh thắt lưng, nhất là đối với người làm công việc dễ chấn thương như khuân vác, chạy xe nhiều giờ liên tục mỗi ngày hoặc đứng, ngồi nhiều.

Ngoài ra, các triệu chứng tê bì ở những khu vực khác cũng cần được quan tâm vì nhiều khi dẫn tới liệt thứ phát ở chân hoặc liệt toàn thân như:

  • Đau mỏi vai gáy cổ lan xuống nửa người kèm theo triệu chứng tê một bên;
  • Tê, dị cảm mặt trong cánh tay hoặc chân mỗi khi nằm lâu cố định trong một thời gian;
  • Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi gặp ở viêm đa rễ thần kinh trong bệnh lý đái tháo đường hoặc bệnh tổn thương đa rễ thần kinh;
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ và tổn thương thần kinh sọ lại là biểu hiện của bệnh lý bó tháp.

3. Điều trị liệt chân như thế nào?

Thuốc
Dùng thuốc giúp giãn cơ trong trường hợp liệt cứng

Khi đã phát hiện ra liệt thì tất nhiên việc cần làm đầu tiên là đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, tránh biến chứng lâu dài. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau như:

  • Phẫu thuật, hoặc trường hợp hoại tử có thể phải cắt bỏ chi;
  • Vật lý trị liệu rất quan trọng kể cả trong và sau khi xuất viện;
  • Trị liệu nghề nghiệp;
  • Dùng thuốc giúp giãn cơ trong trường hợp liệt cứng.

Bệnh nhân bị liệt chân có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cơ xương khớp được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm; hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế; chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

155.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan