Bệnh zona thần kinh và cách điều trị

Virus gây bệnh thủy đậu - có tên là varicella zoster, cũng là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh (hay còn gọi là giời leo). Vậy bệnh zona có tự khỏi không? Bệnh zona thần kinh và cách điều trị cụ thể là như thế nào?

1. Bệnh zona và cách điều trị

Virus varicella zoster gây bệnh zona có thể tồn tại âm thầm trong thần kinh của bạn hàng chục năm sau khi gây ra thủy đậu và đột nhiên hoạt động trở lại vào một ngày nào đó. Triệu chứng chính của bệnh zona là xuất hiện phát ban ở một bên cơ thể hoặc khuôn mặt, và gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh zona thần kinh và cách chữa trị.

Thực tế không có biện pháp chữa hoàn toàn bệnh zona, nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát nhiễm trùng, rút ngắn thời gian lành bệnh, kháng viêm và giảm đau. Chẳng hạn như:

1.1. Thuốc kháng vi-rút

Những loại thuốc này có tác dụng làm chậm tiến trình phát ban của bệnh zona, đặc biệt nếu bạn sử dụng trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ gặp biến chứng của bệnh nhân. Các thuốc kháng virus thường được kê toa cụ thể là:

  • Acyclovir (Zovirax);
  • Famciclovir (Famvir);
  • Valacyclovir (Valtrex).

Nếu bạn được chỉ định dùng một trong những loại trên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải để tiện theo dõi trong quá trình sử dụng.


Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị Zona
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị Zona

1.2. Thuốc giảm đau

Bệnh zona thần kinh sẽ gây viêm và đau, do đó bác sĩ có thể cho phép bệnh nhân dùng các loại thuốc không kê đơn để giảm bớt sự khó chịu và làm dịu nhẹ các triệu chứng đau do zona. Các loại thuốc giảm đau bao gồm:

  • Acetaminophen;
  • Ibuprofen;
  • Naproxen.

Những loại thuốc trên cũng có thể giúp bạn ngăn chặn chứng đau dây thần kinh sau zona. Tình trạng này khiến một số người bệnh tiếp tục gặp những cơn đau rát sau khi phát ban và mụn nước do zona đã biến mất.

1.3. Các loại thuốc khác

Nếu bạn bị đau dữ dội sau khi đã hết phát ban hoặc nhiễm trùng trong đợt bùng phát bệnh zona, bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc sau:

  • Kem capsaicin

Đây là một loại thuốc giảm đau tại chỗ dùng ngoài. Khi sử dụng cần chú ý cẩn thận, không để thuốc dính vào mắt.

  • Thuốc chống co giật / động kinh

Chẳng hạn, Gabapentin cũng được dùng để giảm đau thần kinh sau bệnh zona ở người lớn.

  • Thuốc gây tê

Bạn có thể dùng thuốc gây tê như Lidoderm hoặc Xylocaine để giảm đau. Loại thuốc này thường có nhiều dạng khác nhau, bao gồm kem bôi, dung dịch lỏng, miếng dán, dạng bột và xịt, ...

  • Thuốc kháng sinh

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào da và những nốt phát ban thì bệnh nhân có thể cần kháng sinh. Nhưng nếu bệnh không xuất hiện vi khuẩn kèm theo, thì kháng sinh cũng sẽ không giúp ích.

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Mặc dù có tác dụng chủ yếu là điều trị bệnh trầm cảm, một số loại thuốc thuộc nhóm này cũng có khả năng giúp giảm đau sau khi da bạn đã lành. Bao gồm amitriptyline, desipramine (Norpramin) và nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor). Nếu kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bác sĩ sẽ cho bạn biết về những rủi ro và lợi ích đi kèm.

Ngoài ra, cũng có trường hợp được bác sĩ chỉ định các loại thuốc có chứa chất gây mê và nghiện (như narcotics), hoặc mũi tiêm corticosteroid.

Trắc nghiệm: Bận rộn có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không?

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta vì quá bận rộn mà quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Ai cũng biết rằng lịch trình làm việc cả ngày có thể khiến bạn kiệt sức, nhưng cụ thể bận rộn ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hãy cùng làm thử bài trắc nghiệm dưới đây.

2. Chăm sóc bệnh zona thần kinh và cách chữa trị tại nhà

Mặc dù không có biện pháp khắc phục bệnh zona thần kinh và cách chữa trị tại nhà, tuy nhiên bạn vẫn có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để giúp làn da mau chóng lành lại. Chẳng hạn như:

  • Giữ cho vùng da bị bệnh sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng nhiều nhất có thể;
  • Đôi khi bạn sẽ bị ngứa rất dữ dội, nhưng cố gắng không gãi hoặc làm các vỡ mụn nước;
  • Tắm nước mát hoặc chườm lạnh trên vùng da tổn thương để giảm ngứa và đau;
  • Hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại kem bôi hoặc nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể dùng để giảm đau và ngứa, cũng như giúp bệnh mau lành. Ví dụ như dùng kem dưỡng da calamine và tắm bột yến mạch;
  • Một số người cho rằng châm cứu và các liệu pháp điều trị bổ sung khác sẽ giúp giảm đau cả trong lẫn sau khi bị zona. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn muốn tiến hành áp dụng những biện pháp này.

3. Ngăn ngừa bệnh zona thần kinh

Một số loại thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát triệu chứng, cũng như rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những loại thuốc này có hiệu quả nhất nếu bạn bắt đầu dùng chúng càng sớm càng tốt sau khi triệu chứng phát ban xuất hiện. Ngoài ra, cũng có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc các loại dược phẩm khác theo toa của bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị bệnh zona, nên đến ngay cơ sở y tế được chẩn đoán bệnh zona và cách điều trị thích hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh Zona

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Mayoclinic.org, Webmd.com

DIABETEGEN - Kem dưỡng da - Tác động vượt trội

Công thức sáng tạo với 22 thành phần, trong đó có chứa:
- Colostrum (Sữa non): giúp tái tạo da, dưỡng ẩm, làm dịu da
- Silver Nano (Nano bạc): giúp bảo vệ và kháng khuẩn trên da

Diabetegen

>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Tên và địa chỉ tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Dược phẩm Helios

- Văn phòng B.6.02, Tòa tháp B, Tầng 6, Tòa nhà Milennium, số 132 Bến Vân Đồn, Phường 06, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

(XNQC số: 879/2002/XNQC-YTHCM)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe