Dùng thuốc bỏng là cách điều trị thường được áp dụng với mức độ bỏng cấp 2. Tuy nhiên, bôi thuốc trị bỏng như thế nào để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng thì không phải ai cũng biết.
1. Phân loại mức độ bỏng
Một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống là bỏng, như bỏng nước sôi, bỏng thức ăn, bỏng điện, ... Tùy vào mức độ bỏng sẽ có cách điều trị khác nhau để vết bỏng mau phục hồi và không để lại sẹo.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bỏng được phân loại thành các cấp sau:
- Cấp 1: Da đỏ và chỉ sưng nhẹ, không phồng rộp, ít để lại sẹo.
- Cấp 2: Bỏng da, lớp mô da ở trong dày lên.
- Cấp 3: Da bị tổn thương sâu vào trong khiến dây thần kinh bị tê liệt. Da bị bỏng có màu đen xám hoặc trắng.
- Cấp 4: Da bị tổn thương sâu đến phần xương và gân.
Trong 4 cấp độ nêu trên, bỏng cấp 1 và 2 có thể điều trị được tại nhà, vết bỏng có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, bỏng cấp 3 và 4 cần được điều trị tại bệnh viện, vì đây là tình trạng bỏng rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thần kinh và xương.
2. Hướng dẫn cách bôi thuốc bỏng
Như đã đề cập ở trên, tùy vào cấp độ bỏng sẽ có cách thức điều trị khác nhau. Với bỏng cấp độ 1 và 2, người bị bỏng có thể được hướng dẫn dùng thuốc bỏng tại nhà để chăm sóc và điều trị vết thương.
Đối với bỏng nhẹ cấp độ 1, da chỉ ửng đỏ nhẹ thì nha đam (hay còn gọi là lô hội) là “thuốc” trị bỏng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì nên dùng gel bôi có chiết xuất 100% từ nha đam để bôi lên chỗ bị bỏng.
Đối với bỏng cấp độ 2, việc điều trị và sử dụng thuốc trị bỏng cần có hướng dẫn của bác sĩ như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ phần da chết và vi khuẩn bám trên da.
- Bước 2: Bôi một lớp kem mỏng bạc sulfadiazine 1% lên chỗ bị bỏng để ngăn nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Lưu ý, nên dùng dụng cụ đã được vô trùng để bôi thuốc trị bỏng. Nếu phải bôi lớp kem dày, nên sử dụng que đè lưỡi để lấy kem và bôi.
- Bước 3: Dùng miếng gạc vô trùng để đắp lên vết bỏng. Hoặc có thể sử dụng miếng gạc đã được tẩm thuốc để đắp thẳng lên chỗ bị bỏng sau khi đã được làm sạch bằng nước muối sinh lý. Việc sử dụng gạc tẩm thuốc sẵn có ưu điểm là không gây dính, vết thương mau lành, thay băng dễ dàng.
- Bước 4: Trường hợp vết bỏng bị chảy nhiều dịch, sau khi bôi thuốc trị bỏng, có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch rồi dùng băng thun cố định lại. Tiến hành bôi thuốc và thay gạc 2 lần/ngày. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng là nên kéo căng da nhẹ nhàng để vùng da bị bỏng không co rút lại và gây hạn chế trong cử động. Có thể thực hiện động tác kéo căng da 10 lần/ngày. Ngừng bôi thuốc bỏng và bằng chỗ bị thương sau khi lớp da bị bỏng bong tróc ra và lớp da non có màu hồng đỏ xuất hiện.
3. Lưu ý khi dùng thuốc bỏng
Nếu bôi thuốc trị bỏng lên vùng da bị bỏng có kích thước lớn, có thể làm tăng hoặc thay đổi tác dụng của một số loại thuốc khác đường uống như thuốc chống động kinh, hạ đường huyết, ...
Do đó, cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu ở người bị bỏng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường hoặc động kinh để kịp thời điều chỉnh liều dùng thuốc bỏng. Nếu không có thể khiến các bệnh lý tiến triển thành mãn tính.
Bên cạnh bôi thuốc, để vết bỏng mau lành, người bị thương có thể uống thêm các loại vitamin như C, E. Đặc biệt, khi lớp da bỏng bong ra và xuất hiện lớp da non thì có thể bôi vitamin E lên vết bỏng.
Cách bôi thuốc bỏng bao gồm 4 bước là rửa sạch vùng da bị bỏng bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi thuốc bỏng rồi dùng miếng gạc vô trùng đắp lại. Nếu vết bỏng chảy dịch nhiều thì có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch để thấm hút dịch rồi sau đó cố định lại bằng băng.
DIABETEGEN - Kem dưỡng da - Tác động vượt trội
Công thức sáng tạo với 22 thành phần, trong đó có chứa:
- Colostrum (Sữa non): giúp tái tạo da, dưỡng ẩm, làm dịu da
- Silver Nano (Nano bạc): giúp bảo vệ và kháng khuẩn trên da
>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY
Tên và địa chỉ tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Dược phẩm Helios
- Văn phòng B.6.02, Tòa tháp B, Tầng 6, Tòa nhà Milennium, số 132 Bến Vân Đồn, Phường 06, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
(XNQC số: 879/2002/XNQC-YTHCM)