Bệnh Chlamydia đường sinh dục là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên vì là loại bệnh tế nhị, khó chia sẻ nên nhiều người thường có tâm lý e ngại, giấu bệnh hoặc tự điều trị sai phương pháp, dẫn đến các biến chứng khó lường. Việc tìm hiểu các kiến thức về Chlamydia rất quan trọng, giúp chúng ta hiểu chính xác về bệnh, nên và không nên làm gì để phòng bệnh tốt nhất.

1. Bệnh Chlamydia là bệnh gì?

Chlamydia là một trong những bệnh phổ biến nhất lây nhiễm qua đường tình dục, cả nam giới hay nữ giới đều có thể mắc. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản của nữ giới, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

tình dục
Chlamydia là bệnh lây qua đường tình dục

2. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia

Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chlamydia có ba loài như sau:

  • Chlamydia psittaci: thường có ở chim, có thể lây cho người gây sốt vẹt.
  • Chlamydia pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.
  • Chlamydia trachomatis: gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.

3. Triệu chứng của bệnh Chlamydia

  • Đối với nam giới:
    • Tiết dịch bất thường từ dương vật, dịch thường có màu vàng hoặc trắng, thường thấy rõ vào sáng sớm.
    • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có thể thấy tiểu rắt.
    • Sưng đau một bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
  • Đối với phụ nữ:
    • Tiết dịch âm đạo, khí hư bất thường (dịch màu vàng nhạt hoặc trắng).
    • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Nam nữ giới quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ âm đạo) còn có thể có bị chlamydia ở phần trực tràng, với các biểu hiện sau:

  • Đau vùng trực tràng
  • Tiết dịch
  • Chảy máu

4. Dự phòng Chlamydia như thế nào cho đúng?

Chlamydia là bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan khi dự phòng căn bệnh này. Cách phòng tránh tốt nhất là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu có quan hệ tình dục, cần tuân thủ các chú ý sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách trong khi quan hệ tình dục.
  • Không quan hệ tình dục trong thời kì bị nhiễm Chlamydia, thậm chí cả khi đang điều trị bệnh.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía.
  • Xét nghiệm định kỳ cho bản thân và cả bạn tình để phát hiện các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có Chlamydia.
  • Phải điều trị cho cả bạn tình để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
  • Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên phải đi gặp bác sĩ ngay và tuyệt đối nghiêm túc trong vấn đề điều trị bệnh.

Việc xét nghiệm định kỳ Chlamydia là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh rất quan trọng nhưng nhiều người do tâm lý e ngại, cho rằng đó là chuyện tế nhị nên thường lẩn tránh dẫn đến nhiều trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã quá muộn, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

206.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan