18 câu hỏi - đáp cơ bản nhất về vắc xin do CDC (Mỹ) soạn thảo

Tuân thủ tiêm vắc xin cho trẻ theo lịch trình là việc đã được ngành Y tế khuyến nghị chung. Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề chủng ngừa, như lịch tiêm vắc xin, độ an toàn của các loại vắc xin, phản ứng phụ và khả năng phòng ngừa bệnh của vắc xin...

Độ an toàn của các loại vắc xin

1. Vacxin có nguy hiểm không?

Không, vắc xin rất an toàn. Ngành y tế từ xưa đến nay luôn đảm bảo rằng các nguồn cung cấp vắc xin phải an toàn nhất có thể. Hàng triệu trẻ em được tiêm vắc xin một cách an toàn mỗi năm. Các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nếu có xảy ra cũng thường rất nhẹ, chẳng hạn như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

2. Những rủi ro và lợi ích của vắc xin là gì?

Vắc xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã từng đe dọa tính mạng hoặc gây hại cho nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Nếu không có vắc xin, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nặng (như sởiho gà), gây đau đớn, tàn tật và thậm chí tử vong.

Rủi ro chính của việc tiêm vắc xin chỉ là những tác dụng phụ nhẹ (đỏ và sưng tại chỗ tiêm) và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nghiêm trọng (như dị ứng). Hơn nữa, các bác sĩ và nhân viên y tế đều đã được đào tạo để xử trí nếu trẻ gặp bất kỳ rủi ro nào sau khi chủng ngừa.

Nhìn chung, lợi ích phòng bệnh của việc tiêm vắc xin lớn hơn nhiều so với các tác dụng phụ có thể xảy ra. Trong các trường hợp ngoại lệ, nguy cơ rủi ro chỉ xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư, bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc bị dị ứng nặng với vắc xin.

Tiêm
Vắc xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đã từng đe dọa tính mạng

3. Vacxin có từ khi nào?

Năm 1796, khi châu Âu đang xảy ra dịch đậu mùa, một bác sĩ người Anh tên Edward Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm liều vắc xin đầu tiên để ngừa căn bệnh này. Vào thế kỷ 19, nhà vi sinh vật học người Pháp Louis Pasteur đã nghiên cứu và xác nhận khả năng đề kháng lại mầm bệnh dịch tả, mở đường cho ngành miễn dịch học hiện đại.

Phản ứng phụ khi tiêm vắc xin

4. Vacxin có tác dụng gì khi đưa vào cơ thể?

Mỗi ngày, hệ miễn dịch của một đứa trẻ khỏe mạnh đánh bại thành công hàng ngàn loại vi trùng khác nhau. Các kháng nguyên trong vắc xin đến từ chính loại vi trùng đó, nhưng đã suy yếu hoặc chết đi (bất hoạt) nên không thể gây bệnh. Kháng nguyên của vi trùng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật.

Vắc xin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại những căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ngay cả khi trẻ được tiêm nhiều mũi trong một lần, vắc xin cũng chỉ chứa một phần rất nhỏ các kháng nguyên so với con số mà chúng ta phải gặp mỗi ngày trong môi trường.

5. Tác dụng phụ của vắc xin là gì?

Tương tự như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng này thường rất nhẹ, ví dụ như đau nhức khi tiêm hoặc sốt nhẹ, chỉ kéo dài một vài ngày và dễ điều trị. Chẳng hạn, bố mẹ có thể đắp khăn ướt và mát lên vùng bị đau của trẻ để giảm bớt sự khó chịu.

Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin nghiêm trọng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ gặp bất kỳ dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.

Lịch tiêm vắc xin

6. Tại sao phải tiêm vắc xin cho trẻ từ rất sớm?

Lịch tiêm chủng do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận được miễn dịch ngay từ những năm tháng đầu đời, bảo vệ các bé trước khi có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm. Trẻ em phải được tiêm chủng sớm vì một số căn bệnh dễ mắc từ nhỏ, có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhi.

Các trường hợp chống chỉ định, tạm hoãn tiêm phòng cho bé
Trẻ em phải được tiêm chủng sớm vì một số căn bệnh dễ mắc từ nhỏ, có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng

7. Trẻ có nên đi tiêm phòng nếu đang bị bệnh?

Thông thường, trẻ em vẫn có thể được chủng ngừa ngay cả khi đang mắc một số căn bệnh nhẹ như: cảm lạnh, đau tai, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, phụ huynh nên trình bày và hỏi ý kiến bác sĩ trước, nếu bác sĩ cho phép thì trẻ vẫn có thể được chủng ngừa bình thường.

8. Có thể trì hoãn hoặc bỏ qua một số loại vắc xin theo lịch trình khuyến nghị được không?

Trì hoãn hoặc bỏ qua bất kỳ liều vắc xin nào đều khiến trẻ không được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, các bệnh như viêm phổi, viêm màng não mủ hoặc phế cầu khuẩn hầu như luôn xảy ra trong 2 năm đầu đời của trẻ. Một số bệnh, như viêm gan B và ho gà, sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhi nhỏ tuổi.

Tâm lý chủ quan và coi nhẹ việc chủng ngừa vắc xin cho trẻ chẳng những không đem đến bất kỳ lợi ích nào, mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, có thể phải nhập viện hoặc đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị là biện pháp hiệu quả nhất, giúp bảo vệ sức khỏe cho các bé ngay từ nhỏ.

9. Có phải vắc xin chỉ dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Tại sao thanh thiếu niên cũng cần tiêm vắc xin?

Vắc xin được khuyên dùng trong suốt cuộc đời của mỗi người để bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các bệnh nghiêm trọng. Khi hiệu quả của các vắc xin được chủng ngừa trong thời thơ ấu suy yếu đi, thanh thiếu niên cần tiếp tục tiêm vắc xin để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, thanh thiếu niên cũng cần xây dựng thêm khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh mới, trước khi nguy cơ mắc bệnh tăng lên lúc bước vào tuổi trưởng thành.

10. Trẻ được bú sữa mẹ có cần tiêm vắc xin đúng lịch không?

Hệ miễn dịch chưa thể phát triển đầy đủ ngay sau khi chào đời khiến trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn tấn công hơn. Mặc dù sữa mẹ cung cấp thêm sức đề kháng cho hệ miễn dịch đang phát triển của bé, giúp trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy; tuy nhiên, sữa mẹ không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi loại bệnh tật. Chỉ có vắc xin mới là biện pháp ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả nhất. Do đó, trẻ bú sữa mẹ vẫn cần được bảo vệ lâu dài bằng tất cả các loại vắc xin theo lịch khuyến nghị ở độ tuổi thích hợp.

11. Có phải trẻ không đi mẫu giáo và ở nhà hoàn toàn thì không cần phòng bệnh? Đợi đến khi trẻ bắt đầu đi học mới tiêm chủng có được không?

Không. Ngay cả trẻ nhỏ được chăm sóc tại nhà cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, các anh chị em khác hoặc khách đến thăm. Trước khi đến trường, trẻ vẫn có thể mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc với những người khác bên ngoài, chẳng hạn như hành khách trên máy bay, người chăm sóc trẻ em hoặc thậm chí tại các cửa hàng. Một số người đã mắc bệnh nhưng chưa biết điều đó vì không có triệu chứng sẽ lây truyền cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn non yếu. Không nên trì hoãn lịch tiêm chủng đến khi trẻ bắt đầu đi học, các bé cần được bảo vệ ngay bây giờ khỏi những nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Các loại vắc xin, liều lượng và thành phần

12. Tại sao có một số loại vắc xin phải tiêm nhiều hơn 1 lần?

Tiêm phòng đầy đủ các liều theo khuyến cáo của từng loại vắc xin sẽ cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất. Tùy thuộc vào mỗi loại vắc xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều hơn 1 liều nhằm:

  • Xây dựng khả năng miễn dịch đủ cao để ngăn ngừa bệnh tật;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian;
  • Đảm bảo trẻ được bảo vệ tối đa nếu không được miễn dịch sau liều đầu tiên;
  • Chống lại các tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian, ví dụ như cúm.

13. Vắc xin kết hợp là gì? Vacxin có mấy loại thì gọi là kết hợp?

Vắc xin kết hợp bảo vệ trẻ chống lại nhiều căn bệnh chỉ bằng một mũi tiêm. Vắc xin kết hợp làm giảm số lần tiêm phòng, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà còn hạn chế phản ứng phụ khi tiêm vắc xin cho trẻ.

Một số loại vắc xin kết hợp phổ biến là:

14. Các thành phần trong vắc xin bao gồm những gì?

Trong vắc xin chứa các thành phần khiến cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và một lượng nhỏ các chất khác. Tất cả các thành phần đều đóng vai trò cần thiết trong việc tạo ra vắc xin, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn an toàn và hiệu quả.

Khả năng phòng ngừa bệnh

15. Có phải thủy đậu chỉ là một bệnh nhẹ? Tại sao trẻ cần tiêm phòng thủy đậu?

Trẻ cần tiêm vắc xin thủy đậu vì đây thực sự là một căn bệnh nghiêm trọng. Đa số trẻ em bị thủy đậu nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp bị phồng rộp nặng hoặc viêm phổi. Trước khi có vắc xin, khoảng 50 trẻ em tử vong hàng năm do thủy đậu và khoảng 1/500 trẻ bị thủy đậu phải nhập viện.

Làm thế nào để thủy đậu không để lại sẹo?
Trẻ cần tiêm vắc xin thủy đậu vì đây thực sự là một căn bệnh nghiêm trọng

16. Vì sao trẻ sơ sinh vẫn cần tiêm vắc xin ho và cúm mặc dù người mẹ đã chủng ngừa đầy đủ khi mang thai?

Kháng thể mà người mẹ truyền cho con trước khi sinh sẽ giúp bảo vệ bé chống lại bệnh ho gà và cúm. Tuy nhiên, những kháng thể này sẽ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, do đó bé vẫn cần tiêm vắc xin đúng theo lịch khuyến nghị để bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch của chính mình trước những căn bệnh nguy hiểm.

17. Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch tự nhiên và tốt hơn so với các loại vắc xin không?

Trẻ sơ sinh có thể nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ trong vài tuần cuối của thai kỳ, nhưng chỉ đối với một vài bệnh cụ thể. Cho con bú sữa mẹ cũng sẽ bảo vệ trẻ tạm thời khỏi các tình trạng nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh. Tuy nhiên những kháng thể này không tồn tại lâu và bé sẽ dễ bị bệnh trong giai đoạn đầu đời.

Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng xuất hiện khi trẻ đã từng bị nhiễm bệnh, ví dụ như thủy đậu. Tuy có hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với tiêm chủng, nhưng miễn dịch tự nhiên có nhiều rủi ro hơn bởi những biến chứng tiềm ẩn của căn bệnh. Trong khi đó việc chủng ngừa vắc xin chỉ gây đau cánh tay trong một thời gian ngắn.

18. Tại sao một số bệnh đã được kiểm soát trên toàn quốc và có tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng vẫn cần chủng ngừa?

Một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, như rubella và thủy đậu, vẫn còn phổ biến ở nước ta. Mặt khác, có những hiện không còn phổ biến là nhờ vào vắc xin chủng ngừa. Tuy nhiên nếu ngừng tiêm chủng, một vài trường hợp mắc bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng, bùng phát thành hàng chục hoặc hàng trăm ngàn trường hợp.

Nhiều căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa bằng vắc xin vẫn còn phổ biến ở các nơi khác trên thế giới. Ngay cả khi không đi du lịch nước ngoài, trẻ vẫn có thể tiếp xúc với du khách quốc tế ở bất cứ nơi đâu trong cộng đồng. Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc xin thì khi tiếp xúc với virus có thể bị bệnh nặng và lây lan nhanh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan