Các loại vắc xin cho trẻ từ 11-12 tuổi theo khuyến cáo của CDC (Mỹ)

Có 4 loại vắc xin được khuyến cáo cho trẻ tiền dậy thì từ 11 - 12 tuổi. Những loại vắc xin cho trẻ tiền dậy thì có tác dụng ngăn ngừa các bệnh rất nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não và ung thư do nhiễm virus HPV.

1. Vắc xin cho trẻ 11 tuổi đến 12 tuổi

Tương tự như biện pháp bảo vệ sức khỏe bằng cách tiêm vắc xin ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng thanh thiếu niên vẫn tiếp tục cần chủng ngừa vắc xin cho trẻ tiền dậy thì để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài vắc xin cúm hàng năm, trẻ cần bổ sung thêm ba loại vắc xin thiết yếu khác trước khi bước vào tuổi trưởng thành - giai đoạn phải tiếp xúc nhiều hơn với tác nhân gây bệnh.

Bước vào giai đoạn tiền dậy thì từ 11-12 tuổi, trẻ nên tiêm những loại vắc xin giúp chống lại các bệnh sau:

1.1. Viêm màng não (MenACWY) - 1 liều

Vắc xin viêm não mô cầu kết hợp giúp bảo vệ trẻ chống lại bốn loại vi khuẩn não mô cầu có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Các loại nhiễm trùng não mô cầu phổ biến nhất là:

  • Viêm màng não;
  • Nhiễm trùng lớp màng bao bọc não và tủy sống;
  • Nhiễm trùng máu.

Bệnh viêm màng não có thể diễn tiến rất nhanh và nghiêm trọng. Ngay cả khi được điều trị, vẫn có đến 10 - 15 trường hợp trong số 100 người mắc bệnh viêm màng não mô cầu sẽ tử vong vì căn bệnh này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm đủ hai liều vắc xin kết hợp ngừa viêm màng não cầu khuẩn trong đó liều đầu tiên là vắc xin cho trẻ 11 tuổi đến 12 tuổi. Liều thứ hai được tiêm cho thanh thiếu niên 16 tuổi nhằm tăng cường bảo vệ trẻ trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao nhất.

1.2. HPV - 2 liều

Virus u nhú ở người (HPV) thuộc một nhóm bao gồm hơn 150 loại virus khác nhau có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm loại virus này đều tự khỏi, tuy nhiên vẫn có một số căn bệnh để lại biến chứng nghiêm trọng như:

Một số bệnh nhiễm trùng HPV cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục.

Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, mỗi năm đã có khoảng 14 triệu người bị nhiễm virus HPV. Biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ung thư do HPV gây ra là tiêm đủ hai liều vắc xin HPV. Liều vắc xin đầu tiên được tiêm khi trẻ 11 - 12 tuổi và liều thứ hai được tiêm sau đó 6 - 12 tháng.


Biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ung thư do HPV gây ra là tiêm đủ hai liều vắc xin HPV
Biện pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ung thư do HPV gây ra là tiêm đủ hai liều vắc xin HPV

1.3. Uốn ván, bạch hầu và ho gà (Tdap) - một liều

Vắc xin Tdap là vắc xin cho trẻ tiền dậy thì giúp tăng cường khả năng chống lại ba bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà.

Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở trên da. Các vi khuẩn tạo ra một chất độc gây co cứng cơ và chứng khít hàm, có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn lây lan khi bệnh nhân ho và hắt hơi. Bạch hầu tạo ra một lớp phủ dày ở phía sau mũi hoặc cổ họng, từ đó dẫn đến khó thở, suy tim, tê liệt và thậm chí tử vong.

Ho gà có biểu hiện là những cơn ho dữ dội, không kiểm soát được, thường khiến bệnh nhân khó thở. Căn bệnh này rất dễ lây lan và có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Kể từ năm 2010, các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã báo cáo có đến hàng chục ngàn trường hợp mắc ho gà mỗi năm.

CDC khuyến nghị tiêm bổ sung một liều vắc xin Tdap cho trẻ 11 tuổi - 12 tuổi chống lại ba căn bệnh khá nguy hiểm trên.

1.4. Cúm - hàng năm

Cúm là một bệnh đường hô hấp có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng do virus cúm gây ra. Mỗi năm, có hàng triệu người bị cúm, trong đó hàng trăm ngàn bệnh nhân phải nhập viện và tối đa hàng chục nghìn người chết vì các nguyên nhân liên quan đến cúm.

Tiêm phòng cúm có thể ngăn ngừa đau ốm, tránh mất thời gian làm việc hoặc học tập, giảm số lần đi khám bác sĩ cũng như số lần nhập viện vì nguyên nhân liên quan đến cúm. Theo một nghiên cứu gần đây của CDC, việc tiêm phòng cúm có thể giúp giảm gần 50% nguy cơ tử vong trực tiếp hoặc gián tiếp do cúm ở trẻ em.

CDC khuyến nghị mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm theo mùa hàng năm vào khoảng cuối tháng 10 để đảm bảo tối đa hiệu quả chống lại căn bệnh này. Trẻ em 6 tháng đến 8 tuổi cần được tiêm liều vắc xin cúm đầu tiên. Ngoài ra, những trẻ trước đây đã từng tiêm một liều vắc xin cúm nên tiếp tục tiêm thêm liều thứ hai, thời gian giữa hai liều cách nhau ít nhất 28 ngày.

Thời điểm tốt để tiêm các loại vắc xin trên là trong các cuộc kiểm tra sức khỏe và thể chất hàng năm ở trường học hoặc gia đình. Phụ huynh nên giữ sổ lịch sử tiêm chủng của con em và hỏi ý kiến bác sĩ hàng năm về các loại vắc xin cho trẻ 11 tuổi, 12 tuổi cần thiết.


Cúm là một bệnh đường hô hấp có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng do virus cúm gây ra
Cúm là một bệnh đường hô hấp có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng do virus cúm gây ra

2. Tác dụng phụ và xử trí

Sau khi được tiêm vắc-xin, một số trẻ có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Đỏ và đau nhức chỗ tiêm: Dùng một miếng vải hoặc bông băng mát, ẩm chườm lên vị trí đang bị đỏ, đau hay sưng;
  • Ngất xỉu sau khi tiêm ngừa: Đây là tình trạng thường gặp hơn ở thanh thiếu niên so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để hạn chế ngất xỉu sau khi tiêm ngừa, nên ngồi yên hoặc nằm nghỉ ngơi khoảng 15 phút tại cơ sở y tế trước khi ra về và trở lại hoạt động bình thường.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng khác rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trước khi tiêm cần phải trình bày rõ ràng với bác sĩ nếu trẻ có cơ địa dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như dị ứng với:

  • Nấm men;
  • Mủ cao su;
  • Trứng gà.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ em, trong có có đối tượng tiền dậy thì, nên bổ sung đầy đủ tất cả các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng được đưa ra. Việc lựa chọn tiêm bất kỳ loại vắc xin nào cần dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe của trẻ và một số yếu tố khác. Nhìn chung, bốn loại vắc xin cho trẻ 11 tuổi đến 12 tuổi chủ yếu mà CDC khuyến cáo là: cúm, HPV, não mô cầu và Tdap (đề phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với từng độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi đưa vào sử dụng.

Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm phòng cho con tại Vinmec, cha mẹ vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc liên hệ theo HOTLINE:

  • Vinmec Times City - Hà Nội: 024 3974 3556
  • Vinmec Hạ Long : 0203 3828 188
  • Vinmec Hải Phòng : 0225 730 9888
  • Vinmec Đà Nẵng : 0236 3711 111
  • Vinmec Nha Trang : 0258 3900 168
  • Vinmec Central Park - Tp. Hồ Chí Minh : 028 3622 1166
  • Vinmec Phú Quốc : 0297 398 5588
  • Phòng khám Vinmec Royal City - Hà Nội: 024 3975 6887
  • Phòng khám Vinmec Sài Gòn - (028) 3520 3366
  • Phòng khám Vinmec Gardenia - Hà Nội: 024 3975 6788
  • Phòng khám Vinmec Metropolis - Hà Nội: 024 3975 6886

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe