Vì sao rung nhĩ gây huyết khối?

Rung nhĩ được biết đến làm một rối loạn nhịp phổ biến. Rung nhĩ gây ra rất nhiều các biến chứng nặng nề, trong đó có biến chứng huyết khối gây ra tình trạng đột quỵ, hình thành cục máu đông... Vậy vì sao rung nhĩ gây huyết khối và cần làm gì để dự phòng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ?

1. Đại cương về rung nhĩ

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ có tính chất nhanh và không đều. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm mệt mỏi, đánh trống ngực, giảm khả năng gắng sức, yếu sức, thoáng ngất, khó thở. Khi bị rung nghĩ, người bệnh có nguy cơ cao hình thành nên huyết khối trong tâm nhĩ, từ đó trôi theo dòng tuần hoàn và gây ra biến chứng đột quỵ. Việc chẩn đoán rung nhĩ dựa vào điện tâm đồ. Có các phương pháp áp dụng trong điều trị rung nhĩ như dự phòng tắc mạch bằng thuốc chống đông, kiểm soát tần số tim bằng thuốc và chuyển nhịp về nhịp xoang bằng thuốc hoặc bằng phương pháp sốc điện.

Hệ thống dẫn truyền điện học của tim bình thường phát ra các xung điện đến từng tế bào của cơ tim, khiến cho quả tim có thể co bóp một cách nhịp nhàng. Rung nhĩ xuất hiện do có sự rối loạn hình thành trong các xung động điện học của tim. Tâm nhĩ rung lên với tần số trên 350 chu kỳ/ phút khi xuất hiện rung nhĩ thay vì phải co bóp một cách nhẹ nhàng. Điều này dẫn tới sự hạn chế lưu chuyển của dòng máu và làm cho máu bị quẩn lại trong nhĩ, qua đó hình thành nên các cục máu đông và nếu như các cục máu đông đó rời khỏi nhĩ trái gây nên tắc mạch não dẫn đến đột quỵ.

2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý rung nhĩ

Rung nhĩ có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào kể cả những người không mắc bệnh lý nào và có lối sống lành mạnh.

Các yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý rung nhĩ bao gồm:

3. Vì sao rung nhĩ gây huyết khối?

Trong rung nhĩ, tim phải co bóp với một tần số quán nhanh, nên tâm nhĩ mất đi khả năng tống máu hiệu quả xuống tâm thất. Hậu quả gây ra là máu có sự ứ động luẩn quẩn trong tâm nhĩ và dễ gây ra hình thành các cục máu đông (huyết khối). Các cục máu đông khi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái sẽ được bơm lên động mạch chủ, theo vòng đại tuần hoàn và gây ra tình trạng tắc mạch ở những nơi có cục máu đông bị kẹt lại.

Khi nào thì rung nhĩ gây nên tắc mạch hệ thống?

Có 2 điều kiện làm cho huyết khối dễ hình thành trong tẫm nhĩ đó là tần số đập của tâm nhĩ (tâm nhĩ đập quá nhanh khiến máu không xuống được tâm thất mà luẩn quẩn ở tâm nhĩ gây ra các cục máu đông) và kích thước của tâm nhĩ (khi tâm nhĩ càng to thì khả năng hình thành của các cục huyết khối ở trong đó càng lớn).

Những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi cơ thể có huyết khối:

  • Cơ quan đầu tiên có thể bị ảnh hưởng là não: Khi huyết khối bị kẹt lại ở một nhánh động mạch nào đó ở não, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đau đầu dữ dội, liệt nửa người, thất ngôn, hôn mê ở những mức độ khác nhanh, khiến bệnh nhân có thể có những di chứng rất nặng nề hoặc thậm chí là dẫn đến tử vong.
  • Các cục máu đông có thể gây tắc động mạch thận, người bệnh tiểu máu, đột ngột thấy đau vùng thắt lưng, thậm chí nặng nề hơn có thể tiểu ít hoặc vô niệu.
  • Tắc mạch mạc treo là một biến chứng rất khó được chẩn đoán, các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, chỉ khi có can thiệp của ngoại khoa, mổ cấp cứu mới có thể xác định được nguyên nhân là do tắc mạch ở mạch treo.
  • Các động mạch ở chi cũng có thể bị tắc do huyết khối trôi từ tâm nhĩ xuống, thường gặp các biểu hiện như sưng nề, đau chi, đầu chi lạnh, mất cảm giác hoặc mất mạch đập.

Làm thế nào để dự phòng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ?

Có 2 vấn đề chủ yếu trong dự phòng các biến chứng tắc mạch do rung nhĩ, bao gồm:

  • Kiểm soát tần số tim hoặc cố gắng đưa nhịp tim về nhịp xoang bằng nhiều phương pháp.
  • Ngăn chặn sự hình thành huyết khối bằng cách sử dụng các loại thuốc chống đông (hay được dùng là các thuốc kháng Vitamin K hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu).

4. Dùng thuốc chống đông trong rung nhĩ

Thuốc chống đông là thuốc giúp làm loãng máu ngăn chặn quá trình hình thành các cục máu đông ở trong lòng mạch.

Các loại thuốc chống đông:

  • Mục đích khi dùng chống đông trong rung nhĩ là để tác động vào một hoặc nhiều khâu trong con đường đông máu giúp ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông.
  • Các thuốc chống đông giúp làm giảm các nguy cơ nhồi máu não, tuy nhiên, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ chảy máu tăng lên khi dùng thuốc chống đông do tác dụng ngăn chặn quá trình đông máu của thuốc.

Thuốc kháng Vitamin K:

  • Là một nhóm thuốc có lịch sử lâu đời nhất trong các loại thuốc chống đông, trong đó Warfarin (Coumadin) là loại thuốc kháng Vitamin K đầu tiên được phê duyệt.
  • Ưu điểm: Có nhiều kinh nghiệm trong việc dùng nhóm thuốc kháng Vitamin K trên lâm sàng, có giá thành thấp nhất trong các loại thuốc chống đông nên lợi thế về mặt kinh tế.
  • Nhược điểm: Có thể gặp một số sự tương tác dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc thuộc nhóm kháng Vitamin K khi sử dụng các loại thực phẩm giàu Vitmain K, dẫn đến làm giảm hiệu quả trong phòng ngừa đột quỵ.

Thuốc ức chế trực tiếp Thrombin:

  • Dựa vào cơ chế ức chế enzyme Thrombin, là một loại enzyme có vai trò trong quá trình đông máu, bằng cách này giúp ngăn chặn con đường đông máu làm giảm nguy cơ sự hình thành các cục máu đông, ví dụ như thuốc Dabigatran (Pradaxa).
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng trên lâm sàng, các nguy cơ về sự tương tác với các loại thuốc khác cũng như các loại thực phẩm ít hơn so với thuốc kháng Vitamin K. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng không cần phải tiến hành kiểm tra máu định kỳ và nguy cơ xuất huyết não cũng thấp hơn so với khi sử dụng kháng Vitamin K.
  • Nhược điểm: Bệnh nhân phải uống thuốc đều vì thuốc chỉ có tác dụng phòng ngừa đột quỵ trong một khoảng thời gian nhất định. Vẫn có thể gặp phải các nguy cơ xuất huyết trên đường tiêu hóa như ruột, dạ dày.

Thuốc ức chế yếu tố Xa:

  • Tương tự như Thrombin, yếu tố Xa cũng là một enzyme có vai trò trong quá trình đông máu, vì vậy việc ức chế yếu tố này sẽ giúp ngăn chặn được con đường đông máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Ví dụ như thuốc Rivaroxaban (Xarelto) và Apixaban (Eliquis).
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng hơn so với nhóm thuốc kháng Vitamin K, ít bị tương tác bởi chế độ ăn và nguy cơ gây ra tình trạng xuất huyết trên não thấp hơn thuốc kháng Vitamin K.
  • Nhược điểm: ít kinh nghiệm trong vấn đề sử dụng thuốc trên lâm sàng vì đây là một nhóm thuốc mới, hạn chế khi sử dụng trong các tình huống cấp cứu,

Phòng ngừa đột quỵ là mục tiêu hàng đầu trong quá trình điều trị rung nhĩ. Trước khi có bất cứ sự chỉ định dùng chống đông trong rung nhĩ, bác sĩ cần khai thác các yếu tố nguy cơ, tiền sử gia đình, các loại thuốc người bệnh đang sử dụng và loại thực phẩm người bệnh hay sử dụng để có những quyết định chính xác hơn trong quá trình cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và nguy cơ gặp phải của từng loại thuốc chống đông. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các phác đồ điều trị chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều hay ngưng sử dụng thuốc.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán rung nhĩ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan