Suy tim độ 1 không còn nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Suy tim độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong 4 mức độ bệnh suy tim. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan trong điều trị sẽ khiến bệnh nặng lên nhanh chóng. Phát hiện sớm và thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tiến triển giúp người bệnh suy tim độ 1 nhanh chóng phục hồi, hạn chế bệnh phát triển lên các mức độ nặng hơn.

1. Suy tim độ 1 là gì?

Suy tim còn được gọi là suy tim sung huyết, xảy ra khi cơ của tim không bơm máu tốt như bình thường. Một số nguyên nhân như hẹp các động mạch tim (bệnh mạch vành) hoặc tăng huyết áp cũng khiến tim yếu đi hoặc đơ cứng, dẫn đến tim không co bóp hiệu quả.

Các bác sĩ thường phân độ suy tim dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Dưới đây là bảng phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) đang được sử dụng phổ biến nhất. Hệ thống phân loại dựa trên mức độ hạn chế của các hoạt động thể chất của người bệnh suy tim.

Phân loại dựa trên triệu chứng:

Độ 1 - Hoạt động thể chất không bị hạn chế. Hoạt động thể chất thông thường không gây mệt mỏi quá mức, đánh trống ngực, khó thở.

Độ 2 - Hạn chế mức độ nhẹ các hoạt động thể chất. Khi nghỉ ngơi, người bệnh thấy thoải mái, nhưng các hoạt động thể chất thông thường lại khiến họ mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.

Độ 3 - Hạn chế đáng kể các hoạt động thể chất. Khi nghỉ ngơi, người bệnh thấy thoải mái, nhưng các hoạt động dưới mức bình thường cũng gây mệt mỏi, đánh trống ngực hoặc khó thở.

Độ 4 - Không làm gì cũng thấy khó chịu. Các triệu chứng xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi. Bất kỳ hoạt động nào cũng khiến sự khó chịu tăng lên.

2. Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?

suy tim
Suy tim độ 1 chưa nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Suy tim độ 1 chưa nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt, theo thời gian chức năng tim ngày càng suy yếu, suy tim giai đoạn 1 dễ dàng tiến triển sang giai đoạn 2, 3, 4. Khi đó, chất lượng sống của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng nhiều: Phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận, đột quỵ, nhồi máu não,...

3. Dấu hiệu suy tim độ 1

Hãy khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu hay triệu chứng suy tim như sau:

  • Khó thở khi bạn gắng sức hoặc khi nằm.
  • Mệt và yếu.
  • Sưng (phù) chân, cổ chân và bàn chân.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Giảm khả năng hoạt động.
  • Ho hoặc khò khè kéo dài, đờm trắng hoặc hồng hoặc lẫn máu.
  • Tăng tiểu đêm.
  • Chướng bụng (cổ trướng).
  • Tăng cân rất nhanh do giữ nước.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Khó tập trung hoặc kém tỉnh táo.
  • Thở gấp nặng bất ngờ và ho khạc nhầy bọt hồng.
  • Đau ngực nếu suy tim do nhồi máu cơ tim.

Còn khi có những triệu chứng sau, bạn nên nhập viện ngay:

  • Đau ngực.
  • Ngất hoặc yếu nặng.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm với thở gấp, đau ngực hoặc ngất.
  • Khó thở nghiêm trọng và bất ngờ, kèm theo ho ra nhầy bọt hồng.

Mặc dù những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể là do suy tim, nhưng cũng có rất nhiều nguyên nhân khác, bao gồm các bệnh tim - phổi nguy cấp khác. Do đó, người bệnh cần được đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán suy tim độ 1 nhưng có triệu chứng tăng nặng, chứng tỏ đáp ứng điều trị kém hoặc bệnh có thể tăng lên mức độ 2, 3. Trong trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

đau ngực
Nên nhập viện ngay nếu gặp triệu chứng nhịp tim nhanh hoặc không đều kèm với thở gấp, đau ngực hoặc ngất.

4. Các phương pháp điều trị suy tim độ 1

Điều trị suy tim nội khoa thường giảm lượng dịch tụ trong cơ thể, nhằm giảm bớt áp lực lên tim và cải thiện khả năng bơm máu của tim.

Điều trị bằng thuốc:

Bác sĩ thường kê thuốc ức chế ACE, hay còn gọi là men chuyển angiotensin; hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARBs), giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc ức chế beta để hỗ trợ tim làm việc và kiểm soát nhịp tim.

Các bác sĩ cũng thường kê thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân suy tim, giúp cơ thể xả bớt lượng nước thừa. Các loại thuốc lợi tiểu thông thường như hydrochlorothiazide, bumetanide, và furosemide.

Phẫu thuật:

Trong những giai đoạn cuối của suy tim, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện phẫu thuật như một giải pháp lâu dài là cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất. Thiết bị này hoạt động như 1 cái bơm hỗ trợ tim co bóp. Trong trường hợp tình trạng của bệnh nhân phù hợp, phẫu thuật ghép tim toàn phần cũng có thể được lựa chọn.

Ăn kiêng và tập thể dục

Những bài tập thể dục tăng nhịp tim như đi bộ nhanh rất có ích cho bệnh nhân suy tim.

Chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và tập thể dục thường xuyên được khuyến nghị cho mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng đối với những người bị suy tim độ 1.

Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân suy tim loại muối thừa ra khỏi chế độ ăn, vì nó khiến cơ thể trữ nước, cồn cũng được khuyên nên tránh xa.

Các hoạt động thể dục làm tăng nhịp tim và nhịp thở, thí dụ như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh.

Tập thể dục tốt cho tim, nâng cao chất lượng sống, thậm chí tăng tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim. Các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ tập luyện phù hợp với mỗi cá nhân.

Trung tâm Tim Mạch bệnh viện Vinmec Times City điều trị suy tim hiệu quả

Phòng khám Suy tim - Trung tâm Tim Mạch Bệnh viện Vinmec Times City là phòng khám chuyên sâu về suy tim hoạt động từ tháng 3/2019. Đây là một trong số ít các phòng khám chuyên sâu về suy tim được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam có tham khảo mô hình của Mỹ và Singapore, mang lại hy vọng điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị suy tim.

Những ưu điểm khi khám và điều trị suy tim tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Vinmec Times City bao gồm:

  • Bệnh nhân được quản lý theo mẫu bệnh án thống nhất, thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ trên nguyên tắc bảo mật thông tin.
  • Đánh giá mức độ suy tim, lập kế hoạch điều trị cụ thể, tối ưu và phù hợp với từng bệnh nhân, trên cơ sở áp dụng các hướng dẫn cập nhật từ các tổ chức chuyên khoa tim mạch lớn trên thế giới.
  • Với những bệnh nhân bị suy tim giai đoạn muộn, phòng khám chuyên sâu về suy tim sẽ tổ chức hội chẩn để đưa ra các biện pháp điều trị tăng cường: Tái đồng bộ, thiết bị hỗ trợ thất, ghép tim.
  • Điều trị toàn diện các bệnh có thể dẫn tới suy tim, bao gồm điều trị nội khoa tối ưu kết hợp điều chỉnh lối sống, loại bỏ các nguyên nhân có thể dẫn tới suy tim bằng phẫu thuật, can thiệp tim mạch, can thiệp loạn nhịp.

Ngoài ra, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn có GÓI KHÁM SUY TIM dành cho khách hàng có yếu tố nguy cơ suy tim, có chỉ định kiểm tra bệnh lý và khách hàng có nhu cầu, giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn lộ trình điều trị phù hợp với sức khỏe của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Mayoclinic; Heart

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan