Rung giật cơ khi ngủ là bệnh gì?

Rung giật cơ khi ngủ là hiện tượng không hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mắc bệnh. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa xác định chính xác. Vậy rung giật cơ khi ngủ là gì và người mắc cần phải xử trí như thế nào khi gặp phải?

1. Rung giật cơ khi ngủ là gì?

Rung giật cơ khi ngủ là hiện tượng xảy ra những cơn co giật ngắn ở cơ, mang tính ngẫu nhiên hoặc theo trình tự. Những cơn rung giật này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc theo từng nhóm cơ, bệnh nhân có thể rung giật cơ toàn thân khi ngủ hoặc chỉ rung giật tay chân khi ngủ. Hiện tượng rung giật cơ khi ngủ còn được biết đến với những tên gọi khác như “chứng giật thần kinh” hoặc “chứng giật cơ giảm năng lượng”, thường bắt đầu xuất hiện trước khi chúng ta bước vào giai đoạn ngủ sâu.

Những cơn giật cơ đầu giấc ngủ (Hypnagogic Jerk) là một cơn co thắt cơ bắp vô thức, xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Cụ thể hơn đây là hiện tượng khi cơ thể vừa thiếp ngủ thì đột nhiên cơ bắp lên cơn co giật mạnh, có thể kèm theo cảm giác cơ thể như bị rơi hoặc hụt chân. Ngoài ra, những cơn rung giật cơ vô thức này cũng có thể xảy ra vào cuối giấc ngủ (Hypnic Jerk).

Những cơn rung giật cơ khi ngủ nếu xảy ra thường xuyên có thể khiến người mắc lo lắng và khó ngủ lại. Đồng thời người ngủ chung khi chứng kiến cũng có thể hoang mang khi không xác định được nguyên nhân.

Chứng rung giật cơ toàn thân khi ngủ có thể không gây hại cho sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng. Một số trường hợp nghiêm trọng, người mắc có thể bị đánh thức trong giấc ngủ vì cảm giác cơ thể bị giật mạnh, bị hụt chân, cảm giác “rơi xuống vực” hoặc không thể cử động được tay, chân và cơ thể thoáng qua.

2. Nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ

Lý giải về nguyên nhân rung giật cơ khi ngủ, các chuyên gia đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do não bộ. Vì một nguyên nhân nào đó mà não của chúng ta không nhận được tín hiệu cơ thể đang đi vào trạng thái ngủ mà "hiểu lầm" là cơ thể đang “bị rơi”. Khi đó não bộ sẽ phát tín hiệu khẩn để cơ bắp co thắt, điều này nhằm mục đích lấy lại cân bằng, từ đó tình trạng rung giật cơ xuất hiện, thậm chí giật mạnh và làm người bệnh tỉnh giấc. Hiện tượng rung giật cơ khi ngủ chủ yếu xuất hiện khi cơ thể đang quá mệt mỏi hoặc đang chịu áp lực cao.

Ngoài ra, một cách giải thích khác cho hiện tượng này đó là: Tay chân của con người chịu sự điều khiển của não bộ, khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ, não bộ sẽ dần dần khống chế hoạt động của tay, chân mà không thông qua ý thức điều khiển, giúp đưa cơ bắp vào trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên lúc này các dây thần kinh trong cơ bắp vẫn còn hoạt động, cộng thêm trạng thái ngủ say khiến tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống gây co giật cơ. Khi các cơ đang dần đi vào trạng thái thư giãn thì chỉ một vận động co cơ dù rất nhỏ cũng rất dễ nhận thấy. Hiện tượng rung giật tay chân khi ngủ được đánh giá lành tính và không có gì đáng lo ngại.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện rung giật cơ khi ngủ

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính xác của những cơn rung giật cơ khi ngủ là không rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện:

  • Tập thể dục: đây là hoạt động tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi tập thể dục vào buổi tối muộn khiến cơ thể khó đi vào trạng thái thư giãn hơn trong thời gian ngủ. Chính sự kích thích quá mức do tập thể dục sai thời điểm có thể góp phần gây ra cơn rung giật cơ toàn thân khi ngủ;
  • Chất kích thích như Caffeine, Nicotine hoặc một số loại thuốc khác có thể khiến giấc ngủ thay đổi và tăng tần suất giật cơ khi ngủ;
  • Căng thẳng và lo lắng: Những trạng thái tâm lý bất thường này gây khó khăn cho việc thư giãn của cơ thể, đồng thời gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, bệnh nhân cũng dễ thức giấc hơn khi những cơn giật cơ khi ngủ xảy ra;
  • Thói quen ngủ không khoa học, ngủ không đúng giờ, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thường xuyên có thể dẫn đến chứng rung giật cơ khi ngủ.

Ngoài ra, theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), một số trường hợp rung giật cơ khi ngủ có thể xảy ra do phản ứng quá mức của não và tủy sống đối với ánh sáng, tiếng ồn hoặc chuyển động trong quá trình chìm vào giấc ngủ. Rung giật cơ toàn thân khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của các rối loạn thần kinh, bao gồm: bệnh Parkinson, Alzheimer, đa xơ cứng hoặc bệnh động kinh.

4. Chẩn đoán rung giật cơ khi ngủ

Một số cú giật cơ khi ngủ khá nhẹ và hầu như không đáng chú ý. Một số trường hợp người bệnh ngủ thiếp đi và sau đó xuất hiện đột ngột một đợt rung giật cơ mạnh khiến họ thức giấc. Ngoài ra, bên cạnh cơn giật cơ khi ngủ thì bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như cảm giác đang rơi, tim loạn nhịp, thở gấp, vã mồ hôi hoặc có giấc mơ thấy mình bị ngã...

Theo một nghiên cứu năm 2016, các cơn rung giật cơ khi ngủ xảy ra ngẫu nhiên và ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó có đến 60-70% trường hợp trải qua các cơn giật cơ vào đầu giấc ngủ.

Nếu triệu chứng rung giật cơ khi ngủ xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ nghiêm trọng kèm theo mệt mỏi, mất tỉnh táo vào ngày hôm sau, bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Nội thần kinh. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, thăm khám để phát hiện các triệu chứng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Đo điện cơ (EMG): Mục đích là chẩn đoán rung giật cơ và các rối loạn chức năng khác của hệ thần kinh-cơ;
  • Điện não đồ (EEG): Phương pháp này ghi lại hoạt động điện của não để tìm ra nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ;
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu: Mục đích là chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp lại hình ảnh ba chiều của não, tủy sống, dây thần kinh và các mô cơ xác định chính xác nguyên nhân giật cơ khi ngủ.

5. Điều trị rung giật cơ khi ngủ

Hầu hết các trường hợp rung giật cơ khi ngủ không cần điều trị, người mắc chỉ cần tránh một số yếu tố có thể kích thích tăng nặng triệu chứng, chẳng hạn như điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng và lo lắng, không sử dụng thực phẩm chứa caffeine hoặc không tập thể dục quá sức trước khi ngủ.

Nếu triệu chứng rung giật tay chân khi ngủ xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa kỳ, những loại thuốc được sử dụng để điều trị rung giật cơ khi ngủ bao gồm:

  • Clonazepam: Hỗ trợ giãn cơ và giảm co rút cơ. Clonazepam có tác dụng an thần, gây buồn ngủ, khi uống vào buổi tối sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Hoạt chất này giảm dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng, do đó bệnh nhân nên bắt đầu từ liều thấp nhất và nên kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc khác để quá trình tăng liều Clonazepam diễn ra chậm hơn;
  • Natri Valproate: Có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với clonazepam để điều trị rung giật cơ, bao gồm cả khi ngủ;
  • Các thuốc khác: Như Barbiturat, Phenytoin và Primidone được sử dụng để cải thiện các rối loạn thần kinh khác có liên quan đến chứng rung giật cơ khi ngủ.
  • Ngoài ra, nếu hiện tượng rung giật cơ toàn thân khi ngủ liên quan đến các bệnh như Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng hay động kinh thì bệnh nhân cần biện pháp điều trị chuyên biệt cho từng bệnh cụ thể.

Điều trị rung giật cơ khi ngủ bằng các loại thuốc kê đơn rất phổ biến nhưng không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, lành tính để điều trị bệnh lý này. Trong đó phải kể đến sản phẩm Vương Lão Kiện. Sản phẩm này có tác động sâu đến một phần gốc rễ gây ra bệnh, đồng thời phục hồi và nuôi dưỡng hệ thần kinh nhờ 2 loại thảo dược Thiên Ma - Câu Đằng. Trong đó:

  • Thiên Ma là dược liệu có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, tổn thương do quá trình oxy hóa và viêm thần kinh là nguyên nhân gây ra các thoái hóa thần kinh như parkinson, run giật... Ngoài ra, Thiên ma có tác dụng làm giảm độc tính thần kinh do thiếu oxy hóa não gây ra và giúp cải thiện tổn thương não ở thiếu máu não cục bộ (đột quỵ)
  • Câu Đằng có tác dụng trấn tĩnh nhưng không gây ngủ, có thể giảm tính hưng phấn của vỏ não. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Trong Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.

Sự kết hợp của Thiên ma và Câu Đằng giúp Vương Lão Kiện đạt hiệu quả trong tăng cường nuôi dưỡng, bảo vệ thần kinh não bộ, phục hồi tổn thương não bộ và làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não.

Tóm lại, phần lớn tình trạng rung giật cơ khi ngủ là lành tính và người mắc không cần quá lo lắng. Trường hợp đã thử nhiều cách mà chứng giật cơ khi ngủ vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và can thiệp phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

99.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan