Phòng ngừa bệnh động mạch vành

Để có biện pháp phòng ngừa bệnh động mạch vành hiệu quả từ sớm, bạn cần có định hướng kiểm soát cân nặng và huyết áp ở mức lý tưởng nhất thông qua các phương pháp cơ bản như chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên và thay đổi thói quen hoạt động hằng ngày.

1. Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành (CAD) là một bệnh lý tim mạch phổ biến, có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau thắt ngực, hội chứng mạch vành cấp, và thậm chí đột tử do ngừng tim. Bệnh này xuất phát từ sự hẹp dần hoặc tắc nghẽn động mạch vành, gây ngăn trở lưu lượng máu và oxy đến cơ tim.

2. Các nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là một tình trạng phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân bệnh mạch vành bao gồm cả yếu tố không thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được.

Các yếu tố không thay đổi được bao gồm:

● Tuổi tác

● Giới tính

● Yếu tố di truyền

Tuổi tác - một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành
Tuổi tác - một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành

Các có thể thay đổi được bao gồm:

● Tăng huyết áp

● Tăng cholesterol máu

● Hút thuốc lá

● Thừa cân - béo phì

● Đái tháo đường

● Lối sống tĩnh tại

● Uống rượu

Béo phì là yếu tố có thể gây nên bệnh động mạch vành
Béo phì là yếu tố có thể gây nên bệnh động mạch vành

Điều quan trọng là kiểm soát những yếu tố có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và duy trì sức khỏe tim mạch tốt.

3. Tình trạng cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (hoặc tăng huyết áp) là bệnh lý khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Cao huyết áp cũng là bệnh mãn tính và căn nguyên của nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch như suy tim, bệnh xơ vữa động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...

Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, người bệnh cần tập trung vào việc duy trì cân nặng và huyết áp ở mức lý tưởng nhất theo hướng điều trị của bác sĩ.

4. Phòng ngừa bệnh động mạch vành qua phương pháp duy trì cân nặng và huyết áp lý tưởng nhất

4.1 Chế độ ăn uống lành mạnh

Để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể bắt đầu từ việc cắt giảm lượng muối trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời thay thế bằng nhiều loại trái cây và rau củ quả dần dần.

Bên cạnh đó, hãy ăn một chế độ ăn ít chất béo bao gồm nhiều chất xơ, chẳng hạn như gạo nguyên hạt, bánh mì và mì ống, cùng nhiều trái cây và rau quả cũng giúp giảm huyết áp. Đặt mục tiêu ăn 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.

Một số nhóm thực phẩm khác để điều trị cho người bệnh động mạch vành:

Ưu tiên thay các loại thịt đỏ bằng cá với nhiều loại protein, vitamin và khoáng chất khác nhau, nhất là các họ cá béo như cá hồi và cá thu.

Ưu tiên các loại rau lá xanh (hoặc rau họ cải) giàu vitamin K, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp trung hòa huyết áp.

Bổ sung các loại trái cây thay bữa ăn vặt như đu đủ, chuối, bơ và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, mâm xôi...

Trái cây là thực phẩm tốt giúp điều trị bệnh động mạch vành
Trái cây là thực phẩm tốt giúp điều trị bệnh động mạch vành

Ưu tiên các món ăn chứa ngũ cốc nguyên hạt (như gạo lứt và yến mạch) với nhiều chất xơ hơn ngũ cốc đã qua tinh chế chứa quá nhiều tinh bột (gạo trắng, bột mì).

Các loại hạt vỏ cứng như hạnh nhân, óc chó, hạt điều với hàm lượng axit béo và chất xơ, ngoài ra giúp kháng viêm và giảm huyết áp hiệu quả.

4.2 Tập thể dục và chủ động giảm cân

Tập thể dục thể thao là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe tổng quát cũng như chủ động kiểm soát cân nặng của bạn. Việc tập thể thao hằng ngày sẽ giúp cải thiện các tình trạng huyết áp cao tổng thể, điều hòa huyết áp và nhịp tim, dần dần tăng sức khỏe tim mạch của người bệnh đáng kể.

Tuy nhiên, tập thể thao cần được áp dụng tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ thể của từng người – đặc biệt những ai đang có vấn đề về tim mạch và bệnh động mạch vành. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ trước như đi bộ quãng đường ngắn, đạp xe, chạy bộ, tránh gắng sức để dần tăng sức khỏe và các bài tập nâng cao hơn. Với những người có vấn đề về tim mạch, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cho các bài tập phù hợp nhất với bạn.

4.3 Giảm rượu bia và thức uống có cồn

Thói quen uống rượu, bia và thức uống có cồn sẽ khiến huyết áp tăng nhanh trong thời gian dài. Khi đã có triệu chứng của các bệnh tim mạch – đặc biệt khi có bệnh xơ vữa động mạch vành, người bệnh cần tuân thủ các quy định như:

● Cắt giảm rượu bia hoàn toàn

● Nếu phải uống thì không được quá 1 ly mỗi ngày

Điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành cần bỏ thói quen uống rượu bia
Điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành cần bỏ thói quen uống rượu bia

4.4 Bỏ thói quen hút thuốc lá

Chỉ riêng nicotin trong thuốc lá cũng khiến người hút thuốc có tỉ lệ xơ vữa động mạch vành cao hơn rất nhiều so với người không hút. Theo thời gian, tình trạng sẽ biến chứng thành các loại viêm, hẹp và đông cứng động mạch, cao huyết áp và nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch khác khó có thể khắc phục.

4.5 Đảm bảo giấc ngủ ngon

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, giấc ngủ cũng đóng góp rất lớn trong sức khỏe tim mạch con người, làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như cao huyết áp, động mạch vành, béo phì...

Để tăng chất lượng giấc ngủ hằng ngày, mọi người đều nên đặt một khung giờ ngủ và thức dậy cố định (đồng hồ sinh học của mỗi người). Bên cạnh đó, các hoạt động thư giãn như tập thể thao khi thức dậy, giải trí thư giãn để vào giấc ngủ nhanh hơn, kiêng ăn vặt hoặc ăn no trước khi ngủ, tránh dùng điện thoại trước khi vào giấc sẽ khiến giấc ngủ của bạn tốt và ổn định hơn trước.

Đảm bảo giấc ngủ ngon có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành
Đảm bảo giấc ngủ ngon có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành

5.6 Cắt giảm lượng cafein mỗi ngày

Cà phê có thể giúp chúng ta tỉnh táo trong ngày, tuy nhiên quá nhiều cà phê sẽ khiến bệnh động mạch vành và cao huyết áp của bạn tồi tệ hơn theo từng ngày.

Bạn có thể uống trà và cà phê như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, nhưng điều quan trọng là những đồ uống này không phải là nguồn cung cấp chất lỏng chính hoặc duy nhất của bạn.

5.7 Giảm căng thẳng và thư giãn đầu óc

Căng thẳng trong công việc và liên tục mệt mỏi sẽ có tác động tiêu cực đến với sức khỏe tinh thần cũng như tim mạch của bạn. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ dễ bị cao huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt tim bất ngờ, hẹp mạch vành và thậm chí nhồi máu cơ tim.

Từ đó, việc luôn giữ tinh thần trong trạng thái thư giãn, tập trung cao độ nhưng không quá căng thẳng cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe chung của bạn. Tùy theo sở thích của mỗi người, hãy tạo ra một thói quen giải trí nhẹ nhàng để đối phó với các căng thẳng có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan