Nhận diện các cơn đau ngực nguy hiểm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Đắc Thanh Huy - Bác sĩ Tim mạch - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Cơn đau ngực là một triệu chứng phổ biến thậm chí còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý có khả năng đe dọa tới tính mạng như xơ vữa động mạch vành, tắc mạch phổi,... Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua triệu chứng này và làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

1. Đặc điểm cơn đau ngực nguy hiểm

Cơn đau ngực là một triệu chứng rất phổ biến nhưng cơn đau biểu hiện rất khác nhau cả về tính chất và mức độ giữa mỗi người. Cơn đau ngực có thể xảy ra đột ngột, đau thắt ngực, thậm chí còn là một triệu chứng cảnh báo bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân trên 40 tuổi và có một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tiền sử gia đình có bệnh mạch vành, bản thân người bệnh hút thuốc lá, ít vận động, béo phì, tăng mỡ máu hoặc mắc bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,...
  • Trong gia đình có người mắc một trong những bệnh lý tim mạch khi còn trẻ dưới 55 tuổi.
  • Cảm giác đau ngực dữ dội, cơn đau như bóp nghẹt tim, đè ép ngực, đau lan sang vai, cánh tay và các đầu ngón tay hay hàm. Đau ngực có kèm theo những triệu chứng khác như mệt, yếu, nôn ói, thở ngắn, chóng mặt, vã mồ hôi, đau ngực với cảm giác hoang mang, mất tự chủ, lo lắng, đau ngực liên tục kéo dài trên 15 phút và cảm giác đau ngực không giống những lần trước. Cường độ đau tăng lên nhiều so với những lần đau ngực trước đây.

Bên cạnh đó, những cơn đau ngực với tính chất sau thường ít liên quan đến bệnh lý tim mạch: đau ngực thay đổi theo tư thế, đau ngực thoáng qua, cảm giác đau ngực giống những lần trước và đã biết nguyên nhân không phải do tim mạch.

XEM THÊM: Các nguyên nhân gây đau ngực và các xét nghiệm có thể làm

2. Đau ngực cảnh báo mắc bệnh gì?

Cơn đau ngực là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong đó điển hình là:

  • Đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành: nguyên nhân là do tình trạng thiếu máu cơ tim gây nên bởi hẹp mạch vành. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tim bị đè nén, bóp nghẹt, nặng ngực, khó thở, thường xảy ra khi gắng sức, tức giận, xúc động,... Đau thường lan ra hàm, bả vai, cánh tay rồi đến ngón tay và có thể kèm nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, mệt mỏi, yếu, chóng mặt,... Đau thắt ngực tăng lên về tần số xuất hiện hoặc xảy ra cả khi nghỉ ngơi, được gọi là “cơn đau thắt ngực không ổn định”. Đau thắt ngực không ổn định dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
  • Nhồi máu cơ tim: nguyên nhân bởi tắc một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành, khiến cơ tim bị thiếu máu trầm trọng. Tính chất đau tương tự đau thắt ngực nhưng nặng nề và thời gian đau kéo dài hơn, trên 15 phút. Người bệnh thường đau dữ dội đến mức không chịu nổi và có kèm theo cảm giác sợ hãi, hoảng loạn.
  • Bóc tách động mạch chủ ngực: động mạch chủ là động mạch lớn nhất của cơ thể, có chức năng dẫn máu từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể. Bóc tách động mạch chủ là tình trạng bệnh lý mà động mạch chủ bị rách lớp nội mạc, làm cho máu chảy vào giữa lớp nội mạc, lớp áo giữa và lóc những lớp của thành động mạch chủ. Đây là một bệnh lý nặng, nguy hiểm đến tính mạng và nguy cơ đột tử cao. Khi xảy ra bóc tách động mạch chủ ngực cấp, cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, cảm giác đau như xé ở tại vùng sau xương ức sau đó lan ra sau lưng, tay.
Bóc tách động mạch chủ ngực gây cơn đau ngực nguy hiểm
Bóc tách động mạch chủ ngực gây cơn đau ngực nguy hiểm
  • Chấn thương ngực: đau có thể do tổn thương mô mềm thành ngực, cơ ngực, xương sườn,... đau do chấn thương thường khu trú, người bệnh có thể tự xác định rõ được vị trí đau. Với những chấn thương ngực tương đối nặng, đặc biệt nếu có kèm theo các triệu chứng khó thở thì người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh để chụp X-quang nhằm kiểm tra xác định có hay không tổn thương như dập phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, gãy xương sườn,...
  • Đau ngực do bệnh lý phổi: tình trạng viêm nhiễm từ đường thông khí như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm màng phổi,... cũng gây đau ngực. Đau ngực do bệnh lý về phổi thường liên quan đến nhịp thở, ho,...
  • Đau thành ngực lành tính: đau thành ngực khá phổ biến ở những người trẻ tuổi, khoẻ mạnh, không rõ nguyên nhân và hoàn toàn lành tính, không do bất thường nào. Đau thành ngực lành tính thường khu trú, xảy ra thoáng qua thường dưới một phút và có thể lặp lại nhiều lần.
  • Loét dạ dày: đau do loét dạ dày thường ở bụng trên, đôi khi xuất hiện đau ở ngực. Tính chất đau do loét dạ dày là bỏng rát, cồn cào, kèm theo triệu chứng ợ hơi, giảm sau khi ăn, đau tăng lên sau khi hút thuốc, uống rượu hoặc cà phê.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: đau gây ra do dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, người bệnh thường có cảm giác nóng rát sau xương ức, đặc biệt tăng lên sau khi ăn no, hút thuốc, uống rượu hoặc cà phê.

Tóm lại, cơn đau ngực là một triệu chứng thường gặp và có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,... Do vậy, khi thấy có những biểu hiện bất thường như cơn đau ngực đột ngột, đau thắt ngực, đau lan sang bả vai và xuống cánh tay,... đồng thời có kèm theo các bệnh lý nền thì cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Khi thấy các dấu hiệu của cơn đau ngực, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó có biện pháp can thiệp hợp lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

329 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Paretoc 20
    Công dụng thuốc Paretoc 20

    Thuốc Paretoc 20 là một loại thuốc có tác dụng ức chế bơm proton giúp làm giảm bài tiết acid dịch vị. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng ở đường tiêu hoá do tăng acid dịch vị và ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Helirab 20
    Công dụng thuốc Helirab 20

    Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
    Công dụng thuốc Fluranex

    Thuốc Fluranex là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có tác dụng điều trị loét dạ dày cấp tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản... Tuy nhiên, việc sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Santapanto
    Công dụng thuốc Santapanto

    Santapanto có chứa hoạt chất chính là Pantoprazole ( dưới dạng Pantoprazol Natri), bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Santapanto sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • Imipar
    Công dụng của thuốc Imipar

    Imipar là thuốc được dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được xếp vào danh mục thuốc đường tiêu hóa có thành phần hoạt chất chính là Rabenprazole, được điều chế dưới dạng bột đông ...

    Đọc thêm