Một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp của bạn

Huyết áp thấp là một trong những biểu hiện không tốt của sức khỏe. Các loại thuốc làm tăng huyết áp sẽ là giải pháp cải thiện tình trạng huyết áp của bạn. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một vài thông tin về yếu tố ảnh hưởng huyết áp và các loại thuốc làm tăng huyết áp có thể sử dụng.

1. Nguyên nhân xuất hiện hội chứng huyết áp thấp

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp khá đa dạng, có thể là nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Không phải tất cả những người phát hiện huyết áp thấp đều kéo dài, một số trong họ có thể chỉ hạ huyết áp ngắn hạn. Dù là nguyên nhân nào thì bạn cũng cần chú ý đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do một số bệnh gây nên dẫn đến hạ huyết áp:

  • Sốc phản vệ do dị ứng hoặc mẫn cảm với thuốc;
  • Thiếu máu do thiếu sắt hoặc mất máu quá nhiều;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Rối loạn chỉ số đường huyết;
  • Cơ thể mất nước;
  • Đau nhức hay suy tim;
  • Vấn đề xuất hiện ở van tim;
  • Suy gan;
  • Suy tuyến giáp;
  • Tiểu đường;
  • Bệnh Addison;
  • Nhiễm trùng gây sốc;
  • Tổn thương vùng đầu;
  • Hạ huyết áp đột ngột;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Để chẩn đoán và phát hiện bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm cơ bản giúp loại trừ nguyên nhân gây ra hạ huyết áp như:

  • Xét nghiệm chỉ số công thức máu;
  • Kiểm tra nhịp tim và chức năng tim qua điện tâm đồ ECG hay màn hình Holter;
  • Siêu âm kiểm tra hình thái của tim;
  • Làm một bài kiểm tra tâm lý để đánh giá mức hoạt động của hệ tuần hoàn;
  • Kiểm tra trong phòng áp suất đánh giá khả năng cân bằng cơ thể;
  • Bài kiểm tra về thở để loại trừ nguyên nhân do hệ thần kinh.

Khi đo huyết áp, kết quả mang ý nghĩa là con số biểu thị áp lực máu tác động lên thành mạch. Áp lực vừa đủ sẽ đảm bảo lượng máu cung cấp cho cơ thể. Con số đo huyết áp được gọi là áp suất tâm thu và áp suất tâm trương. Áp suất tâm thu biểu thị áp lực máu khi nhịp tim đang đập, còn áp suất tâm trương xác định theo khoảng thời gian tim nghỉ giữa các nhịp đập. Thông thường huyết áp tâm trương luôn nhỏ hơn huyết áp tâm thu và được quy đổi trên hệ đơn vị mmHg. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số huyết áp dao động gần trong khoảng 120/80 mmHg. Khi huyết áp đo được dưới 90/60 mmHg là báo hiệu bạn cần chú ý đến sức khỏe.

Huyết áp cơ thể có thể biến động do nhiều yếu tố nên đôi khi bạn không thể xác định rõ được con số chính xác và có tính ổn định. Cũng vì lý do này nếu người mắc chứng hạ huyết áp ngắn hạn có thể do hoạt động quá nhanh hoặc đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Bạn cần xác định rõ là hạ huyết áp đột ngột ngắn hạn hay hạ huyết áp kéo dài mới có thể xác định được nguy hiểm mà cơ thể đang đối mặt.

2. Biểu hiện thường gặp để nhận biết người mắc chứng huyết áp thấp

2.1. Biểu hiện cơ thể huyết áp thấp thường gặp

  • Hoa mắt kèm choáng váng;
  • Tâm lý xuất hiện âu lo muộn phiền;
  • Ngất xỉu;
  • Cơ thể đột ngột có cảm giác lạnh;
  • Thị lực suy giảm đột ngột;
  • Trí nhớ suy giảm;
  • Cảm giác khát nước;
  • Buồn nôn;
  • Thở gấp;
  • Kém tập trung;
  • Hay vã mồ hôi.

2.2. Huyết áp hạ sau khi dùng một số loại thuốc

2.3. Huyết áp hạ do những yếu tố tâm lý

Sốc là một trong những hình thái tâm lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của hệ tuần hoàn. Có nhiều người sau khi bị sốc sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng vì:

  • Xuất hiện cơ đau tim;
  • Đột quỵ;
  • Nhiễm trùng;
  • Xuất hiện cục máu đông;
  • nhạy cảm dễ bị dị ứng.

Sự tương tác qua lại giữa sốc và hạ huyết áp là mối quan hệ hai chiều. Bạn có thể điều trị bằng phương pháp truyền dịch hoặc truyền máu để cải thiện phần nào tình trạng này. Khi người bệnh hạ huyết áp là do dị ứng lạc, ong đốt hay dùng chất gây dị ứng có thể tiêm Epinephrine để cải thiện. Người bị sốc tâm lý cần nhanh chóng cấp cứu để vượt qua cơn nguy hiểm sớm. Trong quá trình đó luôn giữ ấm cho cơ thể để tránh chỉ số huyết áp tiếp tục giảm mạnh.

2.4. Hạ huyết áp do bệnh lý tim mạch

Đột quỵ là một trong những bệnh lý về tim mạch gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ lại là tăng huyết áp đột ngột. Nhưng việc giữ cho người bệnh không hạ huyết áp sau đột quỵ sẽ giúp cho bệnh nhân giảm tối đa nguy cơ tổn thương não và các dây thần kinh vận động sau phục hồi. Đặc biệt trong 72 giờ đầu sau đột quỵ có thể truyền máu để ổn định huyết áp và bảo vệ cơ thể không bị liệt.

3. Một số gợi ý giúp cải thiện chỉ số huyết áp cho cơ thể

Có nhiều cách giúp tăng huyết áp tự nhiên như sau:

  • Uống đủ nước: Nước là một chất dung môi có khả năng ổn định chức năng cơ thể. Khi xuất hiện trạng thái mất nước cơ thể sẽ bị hạ huyết áp. Mất nước càng nhanh huyết áp hạ càng nhanh. Đồng thời mất nước là cơ thể mất chất điện giải và sức khỏe miễn dịch giảm nhanh chóng. Cũng vì lý do đó thuốc lợi tiểu gây mất nước sẽ làm cơ thể tăng nguy cơ hạ huyết áp. Bạn nên đảm bảo đủ lượng nước cơ thể cần để giữ cho huyết áp ổn định.
  • Cân đối chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với toàn bộ cơ thể. Khi thực phẩm hàng ngày không cung cấp đủ vitamin B12, axit folic và sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Khi máu không đủ tim sẽ hoạt động nhiều gây mệt mỏi và dẫn đến huyết áp không ổn định. Nếu việc ăn uống gây ảnh hưởng đến huyết áp khi bạn chỉ dùng 3 bữa chính thì hãy chia nhỏ ra để đảm bảo lượng đường huyết được duy trì cân bằng. Ngoài ra chế độ ít carb cũng được khuyên dùng để cải thiện.
  • Tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích: Chất kích thích và đồ uống có cồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Khi sử dụng nó lâu dài sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng dẫn đến chức năng suy yếu đặc biệt là tim mạch và hệ thần kinh. Nếu duy trì lối sống không có những chất gây hại này sẽ cải thiện được cả sức khỏe của bạn.
  • Giảm độ mặn trong thức ăn: Thành phần natri có thể trợ giúp tăng huyết áp nhưng lại gây trương phù dễ dẫn đến bệnh tim mạch. Bạn cần lưu ý điều này hoặc tham khảo thêm từ bác sĩ. Chỉ dùng muối natri tăng huyết áp khi đã xác định độ trương phù ở mức an toàn. Đồng thời hãy chọn muối chất lượng và dùng cho thực phẩm tươi chưa qua chế biến.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp: Phòng tránh huyết áp thấp có thể sử dụng phương pháp kiểm tra đường huyết. Thực hiện kiểm tra đường huyết ở những thời điểm cố định mỗi ngày sẽ cho kết quả khách quan và chính xác nhất.

4. Các loại thuốc làm tăng huyết áp nhanh nhất

Sử dụng các loại thuốc làm tăng huyết áp là một trong những giải pháp phổ biến để cải thiện nhanh chóng. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra những loại thuốc dưới đây có thể dùng để tăng huyết áp:

Tùy theo các yếu tố sức khỏe, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thuốc làm tăng huyết áp khác nhau. Tuy nhiên những loại thuốc này đều không được tự ý sử dụng vì nó có thể gây ra phản ứng nguy hiểm. Hãy báo lại cho bác sĩ về sức khỏe khi có bất thường sau dùng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan